, con người muốn cùng tồn tại trên trái đất này thì phải cùng nhau nhận thức cho thật trọn vẹn khái niệm “ đồng thể cộng sinh” mới có thể chung sống hòa bình, không xảy ra xung đột và đạt được lý tưởng là thiên hạ một nhà. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi chủng tộc đếu có nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau, làm thế nào để kết nối họ lại và giao lưu lẫn nhau? Chỉ có cách trực tiếp trao đổi với đối phương mới có thể đạt được sự hiểu biết lẫn nhua, mà học tập ngôn ngữ của đối phương chính bước thứ nhất để kết nối với họ. Câu chuyện “ Mèo bắt Chuột” dưới đây diễn đạt một cách khéo léo về tính trọng yếu của việc học tập một ngôn ngữ thứ 2.
Hãy buông bỏ tự ngã xuống mà xem sự kiên nghị của những cọng cỏ, sức nhẫn nại của những đóa hoa, tính mẫn cảm với đại địa của côn trùng, sự không chấp trước của mây, sự không tự ti của con ốc nhỏ, sự từ bi của ánh trăng rải khắp nhân gian, sự bất động kiên định của núi sông, sự thảnh thơi của chiếc lá rơi, sự chuyển động vi diệu của hành tinh, quy luật lạnh nóng của năm tháng.. sau khi mở rộng tầm mắt mới biết rằng mình không đáng kể chi, làm sao có thể không làm cho đời mình phong phú hơn, không yêu mến sinh mạng mình thêm hơn nữa?
Cái đẹp như sương buổi sáng Mùi thơm theo gió ban đêm Cần gì phải đợi tan mất Rồi sau mới biết là không? Phải biết rõ ràng rằng những pháp được tạo ra trên thế gian này đều là vô thường, mộng huyễn. Cần phải thu dọn lại sự bừa bãi đã tích lũy nhiều năm của thân tâm, chúng ta mới có thể nhìn thấy nội tâm của mình vốn có một hồ nước mênh mông bát ngát, xanh ngắt tận chân trời.
Tu hành như thuyền đi ngược nước, Ngưng chèo sẽ bị con nước trôi, Nếu chẳng từ đây siêng nỗ lực, Khi nào mới đến được bến sông.
Mọi người ai cũng có một đôi tay để sáng tạo vũ trụ, một đôi chân để đi khắp ngàn núi muôn sông. Năm 1969, khi Nei Amstrong lần đầu tiên đi bộ trên mặt trăng và nói:" Đây chỉ là một bước đi nhỏ bé của tôi, nhưng lại là bước tiến lớn của nhân loại!". Ông ta dựa vào đôi chân của mình, để mở ra cho nhân loại một giai đoạn lịch sử phi phàm. Chúng ta cũng có thể dựa vào đôi chân của mình, để lại lịch sử cho thế giới, lưu lại lòng từ bi cho nhân loại và để lại kỷ lục cho bản thân.
Bồ Tát thật sự không phải ngồi trang nghiêm trên cao trong chánh điện, để cho thiện nam tín nữ đốt hương, dâng hoa, lễ bái, mà phải hết lòng nhiệt tình, đi khắp nhân gian làm đồng nam đồng nữ. đế vương, tể tướng, thư sinh, thương nhân, bà già, ông lão để phục vụ mọi người với tư cách là " người bạn không mời". Nghe tiếng kêu cứu, Bồ Tát liền hiện thân giải nạn; nghe lời thỉnh cầu, Bồ Tát ngay lập tức vươn đôi tay ra giúp sức; thấy một tâm hồn đau khổ, Bồ Tát không nỡ không xuất hiện, nhổ bỏ rễ độc cho người đó. Thiện duyên trong cuộc đời chính là nhờ những hành động này gắn kết lại, vận tốt cũng là do những điều này mà phát sinh ra. Sự tuyệt vời của người bạn không mời, chỉ có tự đích thân trải nghiệm mới biết được sự thú vị ở trong đó.
Lao động cần cù là bí quyết đầu tiên đạt được sự giàu có. Rất nhiều người trên đời oán trách cái nghèo của mình, ngưỡng mộ sự giàu có của người khác, thật ra không nên than vãn cái nghèo, chỉ cần chịu thức khuya dậy sớm, việc gì cũng đích thân tự làm, khi làm việc thì đi trước mọi người, siêng năng chăm chỉ, tự nhiên sẽ được giàu có, không cần phải ngưỡng mộ người khác.
Trong đời con người, phàm làm một việc gì, như đọc sách, học tập, lập nghiệp, tu thân… “ cố gắng nỗ lực” là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được. Chúng ta hãy thử suy nghĩ, nếu chỉ mãi vạch ra kế hoạch, nhưng lại bữa đực bữa cái, không nỗ lực tinh tấn thực hiện, thì mãi mãi cũng chỉ là giậm chân tại chỗ mà thôi. Vì thế, luận Đại trí độ nói rằng:” Sự giải đãi sẽ phá tan tài sản của người tại gia, phá niềm vui cõi trời, cõi Niết bàn của người xuất gia”. Cái hại của sự giải đãi, làm cho con người tổn thất không phải là ít.
Tu hành không thể lìa dục vọng được, cũng giống như đóa hoa sen thơm ngát tinh khiết kia, nó có thể trút bỏ bùn nhơ trên thân nó được chăng? Nếu không có nhục vọng thì chúng ta cần gì tu hành nữa, giống như những trái dứa kia, lẽ nào ngay cả lớp vỏ thô nhám, xù xì mình cũng ăn luôn à? Thế thì tại sao lại phải cần đến lớp vỏ bên ngoài? Vì công dụng của nó là để bảo vệ trái dứa, chúng ta ăn xong ruột thì vứt vỏ đi.Tu hành cũng như thế, chúng ta không cần phải ăn vỏ, chẳng qua là bây giờ chưa phải lúc để vứt bỏ mà thôi!
Thật ra cửa ải tết không phải một năm mới có một lần. Người sống trên đời, nếu tự mình có thể kiện toàn, chịu động não suy nghĩ, dùng chính đôi tay đôi chân của mình phấn đấu làm việc, trang bị đầy đủ kỹ năng, học vấn, trí tuệ, thậm chí rèn luyện bản thân có khả năng chịu đựng thức khuya dậy sớm, chịu đựng được nóng lạnh, chịu được áp lực, chịu đựng được đói no, chịu đựng được giàu nghèo, chịu đựng được vinh nhục,chịu đựng được vất vả, không có việc gì là không chịu đựng được, gặp việc gì thì dùng nguyên lý" lấy bốn lạng đỡ ngàn cân", như thế mới có thể mỗi ngày đều là tết, không cần việc gì cũng phải lo lắng. Người ta sống ở đời có thể được bình bình an an thì đó chính là tết, điều đó rất xứng đáng để chúng ta: " chúc mừng! chúc mừng!"