Mệnh vận thì không thể nào dự đoán được, bởi vì sinh mạng vốn có khả năng vô hạn. Người học Phật hiểu một cách sâu sắc rằng tất cả các pháp do nhân duyên sinh ra đều là vô thường, biến đổi, họa hay phúc, sống lâu hay chết yểu đều do mình làm thiện hay ác, tốt hay xấu mà ra. Vì thế, có thể thông qua sự tu hành để vun trồng nhân duyên phước đức, vì bản thân mà sáng tạo ra một đời sống viên mãn. Bởi thế ,vận mệnh nằm trong tay mình,há phải đâu toán số, phù chú có thể suy đoán được?
Có nhiều người hồng trần thường bi thương than thở vì tuổi già, họ phí công sức trang điểm để bảo vệ nét thanh xuân; vì quyền thế kim tiền mà bận bận rộn rộn; vì bệnh tật, tình cảm mà sợ sệt bất an, không biết lắng lòng suy nghĩ ý nghĩa của cuộc đời để sống mỗi ngày cho tốt đẹp hơn...
Đời mình có đúng ý nghĩa hay không thật sự không thể dùng năm tháng để tính toán, sinh mạng thật sự thì siêu việt thời không. Phải dùng thái độ chư Tổ sư Đại đức, toàn tâm toàn ý mà sống, chúng ta mới có thể lĩnh hội được chân ý nghĩa của cuộc đời và sinh mạng thật sự của mình.
. Một hành giả tu tập, nếu cẩn trọng giữ gìn thân, khẩu , ý , nghiệp của mình thì sẽ tiến vào cảnh giới thanh tịnh. Dù là việc mưu sinh ở đời thì cẩn thận cũng là thái độ quan trọng để gặt hái thành công.
“ Người trí suy nghĩ tài sản không thể bảo vệ lâu, thí dụ như ngôi nhà bị cháy, người có chút trí tuệ biết được thế lửa, khi lửa chưa cháy hết, đã vội vàng mang tài sản ra ngoài, nhà tuy bị thiêu rụi nhưng tài sản vẫn được bảo toàn, nhờ thế sẽ sửa sang lại nhà cửa, mở rộng sự nghiệp.Người trí trồng phứơc bố thí cũng như thế, biết thân mình luôn trong hoàn cảnh nguy hiểm, tài sản vô thường, gặp được phức điền kịp thời bố thí.. Ngừơi có trí tuệ mới có thể giác ngộ, biết thân là huyễn hóa, tài sản khó giữ, vạn vật vô thường, chỉ có phước đức là có thể nhờ cậy”.
Thiền sư Song Phong Đạo Tín khi điểm hóa Ngưu Đầu pháp Dung đã nói: “ Cảnh duyên không có tốt xấu, tốt xấu do tâm người”, chẳng qua là trong tư tưởng của chúng ta có thiện ác, sạch nhơ mà thôi.
Sống hết lòng , quyết tâm hành sự và hoàn thành sứ mạng của mình. Dù là hòa thượng, là thiền tăng, hay là nhà doanh nghiệp, trong mỗi vai trò đều phải hoàn thành trách nhiệm của mình, làm cho tốt, cho đúng, cho có thành tích. Dù việc của mình chỉ là đóng chuông, hay nhiệm vụ quan trọng nào khác đi nữa, dù trong nghịch cảnh khó khăn, gian khổ như thế nào đi nữa, cũng không được buông bỏ, không cần biết kết quả ra sao, phải tận tâm tận lực mà hoàn thành. Tin rằng, khi gánh vác trách nhiệm một cách nghiêm túc, cẩn thận xử lý mọi việc, chúng ta sẽ nhận được nhiều điều quý giá trong cuộc sống này hơn những gì chúng ta tưởng tượng.
Trong kinh Phật ở đâu cũng đều khuyên chúng ta cần phải tinh tấn tu tập, như Đại trí độ nói: “ Cố gắng mà làm việc, đào đất sẽ thấy nước, tinh tấn cũng như vậy, không gì không có được, Như nhà nông siêng năng, thu hoạch sẽ phong phú, cũng như ngườ i đi xa, cứ đi sẽ đến đích. Nếu được sanh lên trời, hay chứng được Niết bàn, nguyên nhân của việc này, đều là vì tinh tấn”. Trong Đại thừa lý thú kinh miêu tả: “ Hoa trái trên thế gian, đều do tinh tấn sinh ra, tinh tấn là gốc quý, cần phải nên dõng mãnh”.
Trong kinh Trường a hàm, lúc đức Phật bàn luận về sự biếng nhác với Thiện Sanh, ngài nói rằng: “ Suốt ngày không chịu làm gì, mưa nắng lại biếng nhác, việc cần làm thì lơ đễnh, không thể nào thành công. Nếu không kể mưa nắng, trọn ngày siêng năng làm lụng, việc gì cũng thành công, khi chết không lo lắng”. Đúng như Phật đã nói: Phàm mong điều gì , muốn làm gì, dù gian khó bao nhiêu, dù năng lực có hay khộng có, chỉ cần chúng ta sớm tối đào sâu nghiên cứu, nỗ lực hết mình, thiên hạ tuyệt đối không có việc gì là không thể không thành công.
Tăng Củng trong Hắc trì ký đã nói:” Dùng hết tinh lực của bản thân để đạt được chứ chẳng phải là nhờ vào năng khiếu bẩm sinh”. Bất luận là làm việc hay học hành, muốn có thành công, muốn có thành tích thì phần nào đó phải dựa vào sự nỗ lực và sự bền bỉ của bản thân.