TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

CÁI MÕ ( MỘC NGƯ )

2018-11-16 09:55:35

Trong các ngôi chùa Phật giáo, tăng chúng xuất  gia tụng kinh vào hai thời tối và sáng đều phải gõ mõ, vì sao phải gõ mõ? Ở đây có một điển có ngụ ý rất sâu xa.

 

Chúng ta thấy rằng, bất kể ban ngày hay ban đêm, mắt của con cá không bao giờ nhắm lại, ánh mắt của nó long lanh rất có thần . Phật giáo dùng điều này để tượng trưng cho sự tinh tấn dõng mãnh tụng kinh hành đạo của người xuất gia. Khi đang gõ mõ hoặc thấy cái mõ, phải liên tưởng đến sự tỉnh thức của cá mà học hỏi bắt chước tinh thần của nó, phải luôn tinh tấn trong cuộc đời  này. Trong kinh Phật, các vị Bồ Tát thường có các danh hiệu là: Bất Hưu Tức Bồ Tát, ý là muốn khích lệ người tu đạo không được giãi đãi biếng nhác một cách quá đáng, phải tinh tấn cố gắng hành đạo. Đương nhiên sự ngơi một cách thích hợp cũng là tinh tấn, cái mà người ta gọi là “ nghỉ ngơi là để tiếp tục bước đi trên con đường càng dài càng xa”, không nghỉ ngơi thì sẽ không có đủ sức lực để hành đạo.

 

Sao gọi là tinh tấn? Tinh là không xen tạp, tấn là không thoái chuyển , tức là nỗ lực đoạn trừ ác pháp, tu trì thiện pháp. Phật giáo dùng tứ chánh cần trong 37 Phẩm  trợ đạo để tinh tấn thực hành:

 

- Ác  đã sanh làm cho chấm dứt: Ác niệm đã sanh khởi, phải chấm dứt nó, không cho vọng khởi trở lại.

- Ác chưa sanh, không cho sanh khởi: Ác niệm chưa sanh, không cho sanh khởi.

- Thiện đã sanh, làm cho tăng trưởng: Thiện niệm đã sanh khởi, giống như dùi cây lấy lửa, phải tích cực tăng cường phát huy.

- Thiện chưa sanh, làm cho sanh khởi: Thiện niệm chưa sanh, cần phải chăm chỉ bồi dưỡng.

 

 

Có một bài kệ nói về vấn đề này như sau:

 

       Tu hành như thuyền đi ngược nước,

 Ngưng chèo sẽ bị con nước trôi,

Nếu chẳng từ đây siêng nỗ lực,

   Khi nào mới đến được bến sông.

 

Tu hành như chèo thuyền đi ngược dòng nước, không tiến thì sẽ bị thoái lui: học hành, công tác cũng như thế cả. Học trò đọc sách cân phải tinh tấn, học vấn tích lũymới được phong phú; sự nghiệp cũng phải nỗ lực tinh tấn, mới có thể gặt hái được thành tích tốt; dù có vàng ròng theo thủy triều trôi đến cũng cần phải dậy sớm mới có cơ hội nhặt lấy. “ Đầu sào trăm thước càng phải tiến thêm một bước nữa” giải thưởng cuối cùng cũng chỉ dành cho người hăng hái, không biếng nhác đoạt lấy mà thôi.

 

Trong Phật giáo có thuyết khác nói rằng, gọi là” lưu thủy mộc ngư” là vì âm thanh của tiếng mõ như tiếng nước chảy róc rách thanh cao gợi mở cho con người khởi phát tinh thần tinh tấn không lười nhác. Tiếng tụngKinh niệm phật cũng giống như dòng nước ào ào liên tục chảy về vị lai, con người cũng phải sống trong dòng sinh hoạt không ngừng đó mới có được sự thành công.

 

                - Nguồn sách – Quán Tự Tại – Đại Sư Tinh Vân -