Trong đời con người, phàm làm một việc gì, như đọc sách, học tập, lập nghiệp, tu thân… “ cố gắng nỗ lực” là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được. Chúng ta hãy thử suy nghĩ, nếu chỉ mãi vạch ra kế hoạch, nhưng lại bữa đực bữa cái, không nỗ lực tinh tấn thực hiện, thì mãi mãi cũng chỉ là giậm chân tại chỗ mà thôi. Vì thế, luận Đại trí độ nói rằng:” Sự giải đãi sẽ phá tan tài sản của người tại gia, phá niềm vui cõi trời, cõi Niết bàn của người xuất gia”. Cái hại của sự giải đãi, làm cho con người tổn thất không phải là ít.
Tu hành không thể lìa dục vọng được, cũng giống như đóa hoa sen thơm ngát tinh khiết kia, nó có thể trút bỏ bùn nhơ trên thân nó được chăng? Nếu không có nhục vọng thì chúng ta cần gì tu hành nữa, giống như những trái dứa kia, lẽ nào ngay cả lớp vỏ thô nhám, xù xì mình cũng ăn luôn à? Thế thì tại sao lại phải cần đến lớp vỏ bên ngoài? Vì công dụng của nó là để bảo vệ trái dứa, chúng ta ăn xong ruột thì vứt vỏ đi.Tu hành cũng như thế, chúng ta không cần phải ăn vỏ, chẳng qua là bây giờ chưa phải lúc để vứt bỏ mà thôi!
Thật ra cửa ải tết không phải một năm mới có một lần. Người sống trên đời, nếu tự mình có thể kiện toàn, chịu động não suy nghĩ, dùng chính đôi tay đôi chân của mình phấn đấu làm việc, trang bị đầy đủ kỹ năng, học vấn, trí tuệ, thậm chí rèn luyện bản thân có khả năng chịu đựng thức khuya dậy sớm, chịu đựng được nóng lạnh, chịu được áp lực, chịu đựng được đói no, chịu đựng được giàu nghèo, chịu đựng được vinh nhục,chịu đựng được vất vả, không có việc gì là không chịu đựng được, gặp việc gì thì dùng nguyên lý" lấy bốn lạng đỡ ngàn cân", như thế mới có thể mỗi ngày đều là tết, không cần việc gì cũng phải lo lắng. Người ta sống ở đời có thể được bình bình an an thì đó chính là tết, điều đó rất xứng đáng để chúng ta: " chúc mừng! chúc mừng!"
Nhưng mà, con người dễ phạm căn bịnh là: "Chỉ nếm quả , không xem nhân", chỉ thấy vẻ thành công bề ngoài của người khác, mà không khảo sát kĩ nỗ lực và nhân duyên đằng sau sự thành công đó. Chúng ta không nên khiêm tốn bắt chước và học hỏi sự thành công của người khác làm hành trang cho chính mình. Muốn thành công ư? Trước hết phải xem mình đã bỏ ra nhiêu công sức. Muốn sự nghiệp vĩ đại ư? Trước tiên phải phản tỉnh mình đã nỗ lực nhiều hay ít. Một khi đã vượt qua được ngọn núi cao chót vót kia, nhất định sẽ gặp được một khu vườn xinh đẹp với những " quả" to lớn óng ánh sắc vàng.
Thời gian và không gian không lừa gạt ai, cũng không thể vay mượn, thế chấp. Đời người càng không thể chần chừ và hứa hẹn. Thiền môn lưu lại tắc công án này, là muốn mượn sự đối đáp thiền ngữ ảo diệu giữa sư đồ để khuyến khích thanh niên hậu thế, cần phải biết quý trọng khi mình đang còn trẻ, có đầy đủ sức khỏe, hết mực phát huy bản sắc của tuổi thanh xuân. Bởi vì, tuổi trẻ sẽ không bao giờ trở lại được!
Cũng giống như chúng ta, mỗi ngày giặt giũ quần áo là để cho quần áo trên người được sạch sẽ, thoải mái. Mỗi ngày cần phải đánh răng, súc miệng mới cảm thấy thơm tho, sảng khoái. Cũng vậy, làm thế nào để tâm mình được thanh tịnh? Chính là phải dùng phương thức niệm Phật, tụng kinh, lễ bái để tịnh hóa thân tâm. Chỉ cần có sự kiên trì, thành ý nhất tâm, niệm niệm ngưng đọng thì toàn thân tự tại, tâm cảnh được sáng rực.
Tinh tấn là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công, tinh tấn giống như việc dùi cây lấy lửa, phải dùi liên tục không được gián đoạn mới lấy được mồi lửa. Vị nghệ nhân trong câu chuyện trên, vị có nghị lực và lòng kiên trì bền bỉ mới có thể đạt được mục tiêu mình đề ra. Muốn nắm được tri thức và học vấn, muốn có chút thành tựu trong việc học tập các loại kỹ năng thì một phần phải dựa vào tinh thần tinh tấn và sức bền bỉ.
Mười ngàn đóa sen là đại biểu cho chân thiện mỹ trong cuộc đời này, nếu ai ai cũng có tấm lòng trong sáng như hoa sen, lại còn đem tấm lòng đó gieo khắp nơi trên thế giới thì hương thơm ngào ngạt sẽ không nơi nào không có. Mười ngàn đóa hoa sen đó sẽ khiến cho cõi ta bà uế trược này sanh ra vô số đóa tâm sen thuần tịnh, thế thì nơi nào chẳng phải là cõi thanh tịnh.
Nhớ lại thời kỳ ham học tại tòng lâm, tôi chỉ là một tiểu Sa di mới xuất gia, không những phải quét sân 10 năm mà hằng ngày còn phải nấu cơm rửa chén, gánh nước bửa củi, làm mọi việc nặng nhọc, hầu hạ, phục vụ đại chúng cũng không dưới 10 năm. Người xưa việc học mà " mười năm bên song cửa lạnh, một bước thành danh", cho dù lãnh lẽo giá băng cũng vùi đầu vào học, không đèn không đước cũng mượn ánh trắng mà học, không tiền không lương thực cũng cứ thế mà học. Họ không cho hoàn cảnh hiện tại là thiếu thốn, khổ sở mà họ nhìn vào thành công của 10 năm sau. Nếu chúng ta chấp nhận bỏ ra 10 năm cắm đầu cày cấy trồng trọt, thì khi ngẩng đầu lên, sẽ thấy mặt trăng muôn thuở xuất hiện vành vạnh giữa tầng không. Quét sân 10 năm mới thật sự hiểu giá trị của cuộc đời.
Giữ gìn một nếp sống tín ngưỡng xuyên suốt cả cuộc đời của mình, đạt được niềm tin kiên cố thì trước sau gì cũng gặt hái được sự lợi ích của nếp sống đó. Tin Phật, chính là phải làm cho trong sạch, cho thuần khiết sự kì vọng của bản thân mình vào tín ngưỡng, không mong cầu công danh, phú quý, thuận cảnh và quyền thế, mà chỉ thăng hoa nhân cách, tăng trưởng đạo đức, tự tại giải thoát trong pháp giới Chân như, đó mới thật là điều cao thượng !