TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

PHƯỚC BÁU NHƯ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

2019-01-21 07:34:33

Gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, không những mình có vốn liếng mà còn có thể sanh ra lợi nhuận nữa. Muốn có càng nhiều thì phải liên tục gởi vào. Tri thức học vấn, phước báo công đức, tình cảm con người cũng đều như thế cả, phải liên tục đầu tư, tích lũy lâu ngày mới có thể càng lúc càng giàu có, càng lúc càng phong phú thêm. Hiểu rõ sự lợi ích của việc gởi tiết kiệm nên kinh Thiện Sanh nói rằng:

 

                                                      Gom từng đồng tiền lẻ

                                                      Như ong hút mật hoa

                                                      Tài bảo thêm lãi suất

                                                       Không bao giờ lãng phí.

 

Khái niệm gởi tiền tiết kiệm không chỉ giới hạn trong việc gởi vàng bạc, nó còn có thể có tác dụng đối với các phương diện khác trong cuộc sống. Như các câu nói: “ Đến khi viết lách mới hận mình đọc ít” , “ ngực không dính một vết mực”, “ không ai giàu ba họ”, là để mô tả hậu quả của việc không chuẩn bị trước. Không gởi tiết kiệm cũng có nghĩa là không mua cho mình một cơ hội sống.

 

Người em bà con với đức Phật Thích Ca là Đề Bà Đạt Đa luôn chống đối Đức Phật, rắp tâm muốn làm tự làm Phật. Ông  từng  phái người hành thích Đức Phật,  từng lăn đá trên núi xuống đè chết đức Phật khi ngài đi qua chân núi, ông cũng đã từng cho voi dữ uống say, cậy sự điên cuồng của nó hại đức phật.

 

Đức Phật thường hay nói rằng: cây chuối khi kết trái, con la khi mang thai, kẻ tiểu nhận cúng dường nhiều, giờ chết không còn bao lâu nữa. Đề Bà Đạt Đa gây ra vô số tội ác như thế nên bị đọa vào địa ngục Vô gián.

 

Vậy nên, khi có vị đệ tử hỏi Phật:

 

- Đọa vào địa ngục rồi, sau này có thể siêu sanh không?

 

Đức Phật đã trả lời rằng:

 

- Phải xem ông ấy có giữ lại cho mình chút ít phước báu nào chưa sử dung không đã.

 

 

Đức Phật dạy rất đúng, thường ngày không chịu tích lũy công đức, tinh tấn đạo nghiệp, một khi nghiệp lực đến , chúng ta lấy gì để đối diện, lấy gì để nâng đỡ mình đây? Cần phải giữ lại cho mình một ít hạt giống sau này mới có cơ hội đơm hoa kết trái, bởi vì “ núi xanh còn đó lo gì không có củi đun”. Nếu chúng ta đem công đức, phước báu hưởng hết, sử dụng hết giống như chúng ta rút tiền vốn của mình ra tiêu xài hoang phí hết , thế thì tương lai của chúng ta sẽ không còn gì để tưởng tượng được nữa rồi!

 

( Nguồn sách: Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân )