2018-11-15 03:30:18
Chuyện kể rằng, trong một ngôi nhà nọ mọi người sinh tính biếng nhác. Việc nhà hằng ngày, người mẹ không làm bảo người bố làm; người bố cũng làm biếng không chịu làm bảo đứa con gái làm; người con gái ham chơi không chịu làm liền bảo con chó nhỏ trong nhà làm. Chó ta không còn cách nào khác đành phải gánh vác trách nhiệm, làm công việc nhà. Nó dùng đuôi quét nhà, dùng thân lau bàn ghế, thậm chí dùng mõm ngậm nước để tưới hoa cỏ; nó dọn dẹp ngôi nhà thật gọn gàng, sạch sẽ.
Ngày nọ, có khách đến chơi, thấy con chó làm việc nhà, không nén được sự ngạc nhiên, thích thú:
Chú chó bất đắc dĩ lắc lắc cái đầu nói:
Người khách vừa nghe, há hốc mồm kinh ngạc:
Chó con vội ra hiệu với người khách:
Sự lười nhác, được thể hiện thông qua câu chuyện ngụ ngôn khoa trương này đã đạt đến tột điểm. Trong đời con người, phàm làm một việc gì, như đọc sách, học tập, lập nghiệp, tu thân… “ cố gắng nỗ lực” là yếu tố đầu tiên không thể thiếu được. Chúng ta hãy thử suy nghĩ, nếu chỉ mãi vạch ra kế hoạch, nhưng lại bữa đực bữa cái, không nỗ lực tinh tấn thực hiện, thì mãi mãi cũng chỉ là giậm chân tại chỗ mà thôi. Vì thế, luận Đại trí độ nói rằng:” Sự giải đãi sẽ phá tan tài sản của người tại gia, phá niềm vui cõi trời, cõi Niết bàn của người xuất gia”. Cái hại của sự giải đãi, làm cho con người tổn thất không phải là ít.
Công việc muốn thành công, lý tưởng muốn trở thành hiện thực thì phải cần mẫn thực hiện, cố gắng dụng công. Lợi ích của sự tinh tấn, trong kinh Đại thừa lý thú ví dụ rằng: “ Cây trái ( thành quả) ở thế gian, đều do sức tinh tấn sinh ra”. Tả truyện thì nói: “ Con người sống là nhờ siêng năng, siêng năng thì không thiếu”. Hàn Dũ trong Tiến học giải cũng nói: “ Sự nghiệp rạng rỡ là do sự siêng năng, hoang phế là do sự chơi bời lêu lỏng”. Những lời trí tuệ của các bậc minh triết xưa nay lưu lại, không ai không bảo chúng ta rằng: Tinh tấn thì không việc gì không thành, tinh tấn thì ‘ chó con cũng biết nói ’!