TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

“ THÔI HAY XAO” TRÊN LƯNG LỪA

2019-01-23 09:36:39

Giả Đảo là thi nhân nổi tiếng đời Đường. Vào một buổi hoàng hôn nọ, ông cưỡi lừa thơ thẩn ven vùng ngoại thành, nhìn dòng sông hiền hòa uốn lượn quanh cánh đồng bát ngát,hòa cùng mái ngói lấp lánh của một ngôi chùa xa xa trên đỉnh đồi, ông bỗng xuất khẩu mấy vần thơ: “ Chim ngủ cây bên hồ, sư gõ cửa dưới trăng”. Ông đang cao hứng ngâm nga, đột nhiên cảm thấy có gì đó không ổn: “ Bầu không khí yên tĩnh như thế, dùng từ “ xao” hay dùng từ thôi đây? Ông phân vân không biết nên dùng từ nào ông cảm thấy 2 từ này, từ nào cũng có ý cảnh riêng. Ông ngồi trên lưng lừa miên man suy nghĩ, vừa mô tả tư thế mô tả gõ cửa vừa bắt chước tư thế đẩy cửa. Người qua đường thấy bộ dạng ngây dại của ông, đều hiếu kì dừng lại quan sát. Ông hoàn toàn không hay biết, chỉ chuyên chú vào việc đắn đo lựa chọn giữa chữ “ xao” và chữ “ thôi” mà thôi.

 

Ngay lúc ấy, một đội quân cờ xí trang nghiêm đang hộ tống Kinh Triệu Doãn Hàn Dũ đi ngược lại.Lừa của Giả Đảo cứ xông thẳng vào trong hàng ngũ nghênh rước.Vệ binh cả giận , bắt ông trói lại mang đến trước xe của Hàn Dũ.Lúc này, Giả Đảo mới phát hiện ra mình đã chuốc họa vào thân, lo sợ bất an, đành ấp a ấp úng tâu lại sự tình cho Hàn Dũ nghe.

 

Hàn Dũ sau khi nhẫn nãi lắng nghe lời trình bày, suy nghĩ một lúc rồi nói với Giả Đảo rằng: “ Chữ “ xao” vừa có động tác vừa có âm thanh, tương đối sinh động và có hồn, nên dùng chữ “ xao” thì hay hơn”. Và cho rằng ông vô tội nên thả ra. Câu chuyện giữa Giả Đảo và Hàn Dũ này trở thành giai thoại trong lịch sử văn học.

 

Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký nói: “ Người chuyên chú tâm ý vào việc gì sẽ có trình độ về việc đó, người luôn ràng buộc trong lo nghĩ thì sẽ không sinh ra tư tưởng khác”. Gia Đảo vì tìm từ cho chính xác mà đi vào cảnh giới vong ngã, hoàn toàn quên hết hoàn cảnh xung quanh. Ông đắn đo, suy xét, cân xét nửa ngày chỉ để tìm cho được một ý thơ hoàn chỉnh. Câu thơ dẫn ở trên được trích từ bài thơ Đề Lý Ngưng u cư nổi tiếng của ông:

 

                   Nhàn cư thiểu lân tịnh

                   Thảo kính nhập hoang viên

                   Điểu túc trì biên thụ

                   Tăng xao nguyệt hạ môn

                   Quá kiều phân dã sắc

                   Di thạch động vân căn

                   Tạm khứ hoàn lai thử

                   U kỳ bất phụ ngôn.

 

( Sống thanh nhàn nơi u tịch, con đường đầy cỏ hoa dẫn vào khu vườn vắng vẻ, chim trú ngụ trên cây bên ao nước, tôi dưới trăng gõ cửa, qua cây cầu nhỏ cảnh sắc khu vườn đẹp mê ly, mây lững lờ trên đỉnh núi, tạm rời khỏi nơi này, không lâu sẽ quay lại, y theo lời hứa sống ẩn dật, thề không nuốt lời). Ý thơ thì rất lãng mạn, nhưng thái độ của nhà thơ thì lại vô cùng cẩn thận.

 

 

Cẩn thận là một thái độ sống  rất tốt.Người thường hay cẩn thận sẽ không mắc những lỗi trầm trọng. Đại bát Niết bàn kinh nói: “ Cẩn thận không phóng dật, đó gọi là cam lộ, phóng dật không cẩn thận, gọi đó là án tử”. Chữ “ cam lộ” trong câu này chính là chỉ cho cảnh giới Niết bàn thanh tịnh.Có thể thấy, kinh Phật rất đề cao thái độ cẩn thận . Một hành giả tu tập, nếu cẩn trọng giữ gìn thân, khẩu , ý , nghiệp của mình thì sẽ tiến vào cảnh giới thanh tịnh. Dù là việc mưu sinh ở đời thì cẩn thận cũng là thái độ quan trọng để gặt hái thành công.

 

( Nguồn sách: Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân )