TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

MỰC ĐEN LÀM TƯƠNG CHẤM

2019-01-22 02:42:59

Thư thánh Vương Hy Chi sở dĩ trở thành một nhà thư pháp nổi tiếng rất chăm chỉ, siêng năng luyện chữ đến độ quên ăn bỏ ngủ. Ông đã từng đi trên đường , vừa suy nghĩ về kết cấu của chữ viết vừa dùng tay viết lên trên y phục, lâu dần quần áo của ông đều bị mòn rách. Mỗi lần ông luyện chữ xong  thì đem bút , nghiên mực ra rửa ở cái ao trước nhà, dần dần nước trong ao từ màu xanh chuyển thành màu đen, thành ra cái ao đó có tên là “ ao mực”.

 

 

Có một dạo Vương Hy Chi  chăm chú viết chữ, quên cả ăn cơm. Phu nhân của ông là bà Hi Tuấn bảo gia đồng mang một mâm bánh hấp nóng  và một chén tương giấm tỏi lên cho ông. Vương Chi Hy chỉ cặm cụi trên bàn chuyên tâm luyện chữ. Gia đồng mấy lần giục ông ăn đi cho nóng. Ông chỉ ậm ừ lấy lệ:” Được rồi! Ta sẽ ăn “, rồi lại chăm chú vào từng nét bút.

 

Gia  đồng không còn cách nào khác đành phải đi bẩm báo với phu nhân.Hi Tuấn lên thư phòng nhìn thấy Vương Chi Hy tay cầm miếng bánh đưa vào miệng, vừa cắn một miếng thì vội vàng nhổ ra, miệng dính đầy mực. Nhìn thấy phu nhân, Vương Hy Chi cười bẽn lẽn nói: “ Chấm nhầm rồi!”. Hóa ra, trong lúc ăn bánh, tư tưởng của ông vẫn để trong việc  luyện chữ , ông lầm nghiên mực là chén tương nên chấm bánh mà ăn.

 

Nghị lực và tinh thần khổ luyện đó của Vương  Hy Chi đã mang đến cho ông một vị trí hết sức đặc biệt trong lịch sử nghành thư pháp. Thật đúng như Tăng Củng trong Hắc trì ký đã nói:” Dùng hết tinh lực của bản thân để đạt được chứ chẳng phải là nhờ vào năng khiếu bẩm sinh”. Bất luận là làm việc hay học hành, muốn có thành công, muốn có thành tích thì phần nào đó phải dựa vào sự nỗ lực và sự bền bỉ của bản thân.

 

Trong Phật thuyết bột kinh sao, đức Phật lấy ví dụ việc đào ao để khích lệ: “ Muốn làm việc gì, cũng như việc đào ao, hãy đào liên tục thì sẽ gặp nguồn nước”. Thiền lâm bảo huấn cũng nói:” Cây trong rừng , loại một năm thì có thể làm củi, loại ba năm thì có thể làm ghế ngồi, loại mười năm mới có thể làm được rường cột vậy”. Giống như thế, bất cứ sự nghiệp lớn lao như thế nào , thành công to lớn như thế nào, cũng phải đều kiên trì bên chí, nỗ lực không mệt mỏi mới có thể đạt được.

 

Chỉ cần chúng ta dốc hết tâm lực vào mục tiêu , không có bất cứ một sai sót nào, dụng công bền chắc, sợ gì mà chẳng thành công?

 

( Nguồn sách : Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân )