TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

DÂY ĐÀN CÓ CĂNG VÀ CHÙNG

2018-11-09 08:28:15

Khi Đức Phật còn tại thế, trong hàng đệ tử xuất gia có một vị tỳ kheo tên là Văn Nhị Bách Ức, tu hành vô cùng tinh tấn và dũng mãnh. Do vì trong việc tu trì quá khắc khổ và tinh tấn dõng mãnh một cách thái quá nên thân thể dần dần bị kiệt sức.Dù đã gắng sức tu tập hết sức có thể nhưng vẫn liễu ngộ được, nên trong lòng vô cùng phiền não, vì thế mà đến gặp Đức Phật xin hoàn tục:

- Bạch Phật! Xuất gia tu hành khổ quá, con muốn quay về với thế tục.

Đức Phật từ bi ngắm nhìn vị đệ tử vừa mệt mỏi lại vừa uể oải trước mặt mình, hỏi rằng:

- Con trước đây làm nghề gì?

- Con là nhạc công chơi đàn ạ.

- Ta hỏi còn, giả như dây đàn chỉnh căng quá thì kết quả khi gãy đàn sẽ như thế nào?

- Bạch Phật, dây đàn quá căng sẽ bị đứt.

- Nếu như quá chùng thì sao?

- Nếu như quá chùng thì đàn sẽ không phát ra tiếng.

Đứ Phật mỉm cười nói:

- Này Văn Nhị Bách Ức, tu hành cũng giống như thế, quá dũng mãnh tinh tấn giống như dây đàn quá căng sẽ bị đứt: quá giải đãi, không nhận ra chân lý giống như dây đàn quá chùng sẽ không phát ra tiếng, cho nên trong đời sống tu hành cần phải thực hành theo trung đạo. Con thường xuyên thực hành khổ hạnh, khổ hạnh thì là quá vất vả cho nên con cảm thấy việc tu hành rất nhạt nhẽo, không có ý nghĩa gì. Nếu con trở về nhà, khoái lạc quá độ thì lại rất dễ mất mạng. Vì thế, phương pháp tu tập một cách đúng đắn là phải không khổ cũng không vui, phải thực hành trung đạo. Đấy mới là tu chân chánh.

Tu hành hoặc quá căng hoặc quá chùng, đây là sự sai lầm mà rất nhiều người phạm phải. Có người quá vội vàng, dùng khổ hạnh để áp chế bản thân khiến cho thân tâm căng như dây đàn, không thể cởi mở tự tại, Trái lại có người thì lại giải đãi, bừa bãi, uổng phí thời gian. Tất cả đều không thể nào khai ngộ, chứng đạo được.

Trên con đường tu hành siêu phàm nhập thánh thì không thể nghiêng về một bên nào, không vội vàng cũng không trì hoãn, không quá khổ cũng không quá sướng, không quá bận bịu cũng không quá nhàn hạ, đặt thân tâm sinh hoạt trong sự trung đạo, giữ gìn bản thân ở vị trí cân đối, điều hòa mới có thể phát triển đạo nghiệp, dần dần đạt được chứng ngộ giải thoát.

( Nguồn sách: Quán Tự Tại- Đại Sư TINH VÂN )