TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

CẶN BÃ CỦA NGƯỜI XƯA

2019-01-17 08:57:06

CẶN BÃ CỦA NGƯỜI XƯA

Ngày nọ Tề Hoàn Công đang đọc sách trong thư phòng, một người thợ mộc tên là Luân Biển đang đục gỗ làm bánh xe dưới thềm. Luân Biển vứt cái đục xuống chạy lên thư phòng hỏi Hoàn Công:


- Không biết quân vương đang đọc sách gì ạ?


Tề Hoàn Công nói:


- Lời của thánh nhân.


Luân Biển thở dài nói:


-Chẳng qua là cặn bã của người xưa mà thôi.


Hoàn Công giận dữ:


- Quả nhân đọc sách, nhà ngươi chỉ là một tên thợ mộc sao có thể tùy tiện luận bàn. Được thôi! Nếu ngươi nói có lý thì ta bỏ qua bằng không ta sẽ xử tử nhà ngươi.


Đối m,ặt với sự giận dữ tột độ của Hoàn Công, Luân Biển vẫn thản nhiên như không, chậm rãi đáp:


- Thần dùng công việc của mình để suy xét. ĐỤc lỗ bánh xe, nếu rộng thì lỏng dễ tra vào nhưng không chắc chắn, nếu hẹp thì chặt, rít khó tra vào, không rộng, không chặt mới là tay thợ lành nghề. Nhưng công phu như thế, thần không thể nào truyền lại cho con trai của thần được, cho nên 70 tuổi rồi, vẫn làm nghề đục bánh xe. Sở đắc của thánh nhân cũng như thế, vì thế, những gì quân vương đọc chẳng qua là cặn bã của người xưa thôi ạ!


Câu chuyện này được ghi trong thiên Thiên đạo của sách Trang Tử, mượn việc Luân Biển đẽo gỗ làm bánh xe, chỉ có việc là làm sao tra vào cho thật vừa vặn nhưng lại không thể dùng miệng truyền lại bí kíp cho con trai của mình, mục đích là nói cho Tề Hoàn Công biết rằng bất luận là kỹ nghệ hay học vấn đều phải trải qua kinh nghiệm thực tiễn mới có thể lãnh hội được sự huyền ảo trong đó, mới có thể trở thành dưỡng chất nuôi dưỡng sinh mạng.

 

 


Ba huê văn tư tu mà Phật giáo nêu ra cũng là để nhấn mạnh vào điều này, nếu muốn thể hội được đại ý Phật pháp, thấu suốt được bản lai diện mục thì phải tự thân thực nghiệm, tự thân trải nghiệm. Nếu không, ngay cả những gì được nghe, những gì được thấy cũng chỉ là cặn bã của người xưa, chứ đừng nói chi đến sự tu học Phật pháp non nớt của bản thân mình, chỉ như gió thổi mây trôi, không đáng kể chi cả!

 

Cho nên thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám một khi đã hiểu rõ " Bàn đến cái vô cùng cũng giống như đem sợi lông đặt vào thái hư", thì liền mang bộ Thanh Long sớ sao đem đi đốt. Thiền sư Thế Giám tuổi đã 80 vẫn đi hành cước khắp nơi. Thiền sư Ô Sào nói Bạch Cư Dị:" đứa trẻ 3 tuổi tuy nói được nhưng ông già 80 không làm được". Những điều như thế, đều cho chúng ta biết rằng sự trải nghiệm thực tiễn là quan trọng như thế nào.


Con đường học vấn và tu hành không có chi khác chỉ phải tự thân thiết thực trải nghiệm từng bước một mà thôi.


     ( Nguồn sách : Quán Tự Tại - Đại sư Tinh Vân )