TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Giày cao gót ảnh hưởng thế nào đến bệnh xương khớp

2017-11-22 02:21:33

Chấn thương chân, giảm khả năng sihh sản, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống... là một trong những nguy hại thường thấy nhất đối với những chị em thường xuyên mang giày cao gót. Cùng tìm hiểu xem nó ảnh hưởng như nào nhé .

Ảnh hưởng đầu tiên phải nói đến “Chân”

 

Theo BS Nguyễn Hữu Thành, BV Việt Đức, bàn chân của chúng ta hoạt động như một cái lò xo, giúp phân phối điều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đứng hay đi lại. 

Khi đi giày cao gót, bạn đã chuyển phần lớn trọng lượng cơ thể của mình vào các đốt xương ngón chân vốn rất yếu ớt. Sự dịch chuyển bất ngờ từ gót chân xuống ngón chân buộc bạn gò bàn chân và bước đi ngắt quãng làm co quặp, tê buốt các ngón chân.

Ảnh hưởng đến dây chằng

Sau một thời gian đi giày cao gót bạn sẽ thấy hai chân của mình xuất hiện những nốt chai sần xù xì. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn. 

Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn ít có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó, bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.

Viêm khớp đầu gối

 

Mang giày cao gót sẽ làm trọng lượng dồn vào đầu gối và các khớp ngón chân, làm tăng sức ép lên chúng, các cơ đùi cũng phải hoạt động nhiều. Trong khi đó đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. 

Vì vậy, nếu bạn đi cả ngày trên giày cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương, đau nhức.

Ảnh hưởng đến cột sống

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia về xương khớp, nếu đi giày cao gót trên 10 cm mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn mắc các bệnh về cột sống cao gấp 3 lần người đi dép bệt. 

Mang giày cao gót có thể ảnh hưởng đến khung chậu, tạo ra một áp lực không bình thường lên phần dưới cột sống. Một số trường hợp gây thoái hóa đốt sống tạo nên sự ma sát giữa hai đốt sống với nhau và gây đau dữ dội.

Khả năng sinh sản kém

Khi đi giày cao gót, gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, không thể chịu được trọng lượng cơ thể quá lớn một cách thường xuyên. 

Việc gồng gánh này sẽ gây nguy hại cho hệ thống niệu sinh dục, dẫn tới sự thay đổi bên trong của các cơ quan. Máu có thể lưu thông không đều đến xương chậu, hoặc làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, làm rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh dẫn đến khả năng sinh sản kém.

 Cách để giảm thiểu tổn thương khi mang giày cao gót:

Mang giày gót thấp hoặc đế liền gót

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyên phụ nữ nên mang giày đế liền gót hoặc giày có gót không quá 5 cm. Giày đế liền gót có phần đế làm giảm độ nghiêng, giúp bạn cân bằng và giảm áp lực lên xương khớp ngón chân, nhưng về lâu dài vẫn không tốt cho cơ thể bạn.

Lựa chọn mũi giày rộng hơn

Tất nhiên là giày cao gót mũi rộng sẽ tốt hơn là giày cao gót mũi hẹp. Một chiếc giày hẹp hơn có thể gây chèn ép ở phần xương khớp ngón chân của bạn, khiến bạn phải chịu cảm giác đau đớn ở chân khi mang chúng mỗi ngày.

Thay đổi chiều cao của giày cao gót thường xuyên

Mang giày cao gót cùng chiều cao mỗi ngày liên tục gây co gân gót. Vì vậy hãy thay đổi giày cao gót có độ cao khác nhau, gân của bạn sẽ được duỗi ra.

Kiểm soát thời gian đi giày

Tốt nhất là không nên mang giày cao gót quá 3 giờ. Bạn có thể mang giày đến nơi làm việc sau đó mang theo một đôi dép thể thay thế, còn những sự kiện quan trọng cần phải đứng nhiều thì bạn cũng nên khởi động cơ trước khi mang giày.

Nguồn : Tổng Hợp