2017-11-22 01:30:40
Tuổi tác, béo phì, lao động nặng, tổn thương đều có thể khiến phần sụn giữa các khớp yếu đi, dẫn đến xương khớp bị thoái hóa. Biểu hiện của thoái hóa xương khớp là đau nhức, tê cứng, sưng phù, hoạt động khó khăn.
Theo các chuyên gia của Pháp điều tra ở đối tượng dưới 45 tuổi có vấn đề về xương khớp, trong đó có giáo sư ngoại khoa xương khớp Dr.Jean-Charles Rollier, khuyên bạn nên duy trì 7 nguyên tắc sau đây để giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.
1. Ăn nhiều thực phẩm chống oxy hóa.
Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên tăng cường thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm, chất kết dính và các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, selen…
2. Giảm thể trọng.
Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tăng gánh nặng cho khớp gối, khiến tốc độ bị bào mòn và lão hóa của xương khớp tăng nhanh hơn. Do đó, duy trì cân nặng lý tưởng sẽ làm giảm nguy cơ về xương khớp.
3. Chú ý giữ ấm.
Vào mùa lạnh, các bệnh về xương khớp càng dễ phát tác. Do khí lạnh sẽ khiến cơ bắp co lại, xương khớp tê cứng, vận hành máu giảm thiểu, các chất bôi trơn ít tiết ra hơn. Nên vào ngày lạnh tốt nhất nên tăng cường giữ ấm cho cơ thể, nếu cần thiết nên giữ ấm cho phần gối để hạn chế đau nhức, tê cứng.
4. Điều chỉnh lại tư thế cho chính xác.
Tránh ngồi lâu bất động trong thời gian dài, dù bạn phải tập trung làm việc thì cũng nên dành vài phút giải lao bằng những động tác co duỗi cơ thể đơn giản, giúp các cơ và khớp xương được thả lỏng.
Độ cao của ghế ngồi nên bằng với độ dài của chi dưới cơ thể. Chú ý dùng ghế có độ cao thích hợp, tốt nhất là hai chân và ghế tạo thành một góc 90°, lưng tựa ghế nên tạo hình dáng "lồi" giúp lưng thoải mái, bảo vệ cột sống.
Cố gắng hạn chế đi xuống cầu thang bộ vì khi thực hiện động tác này vô tình sẽ gây hại không nhỏ cho khớp gối. Ngoài ra, di chuyển hay khuân vác vật nặng cũng cần thận trọng để tránh gây chấn thương.
Chọn giày dép phù hợp để giảm tổn thương cho chân và gối, giày dép quá nhỏ hay quá lớn đều sẽ tạo gánh nặng lên khớp gối, đặc biệt là giày cao gót của phụ nữ.
Sau khi vừa ngủ dậy, không nên đứng lên ngay lập tức, tốt nhất là ngồi lại trên giường và cử động các khớp xương, bởi vì nếu bạn hoạt động ngay khi các khớp bị tê cứng trong thời gian ngủ sẽ dễ bị tổn thương.
5. Nghỉ ngơi và massage khi cần thiết.
Khi đi tản bộ hay đi du lịch, bạn sẽ phải di chuyển bằng chân trong thời gian khá dài, lưng lại đeo vật nặng, tình trạng này có thể khiến cơ và xương khớp bị quá sức, gây đau nhức, sưng phù. Lúc này, bạn cần nghỉ ngơi và phối hợp massage để cơ thể bớt mệt mỏi.
6. Rèn luyện và bảo vệ xương khớp hàng ngày.
Trước khi tập thể dục thể thao, bạn nên làm nóng cơ thể để khởi động các dây chằng. Nếu không, trong tình trạng dây chằng xung quanh xương còn lỏng lẻo mà đã luyện tập thì xương khớp sẽ không được tăng cường bảo vệ. Ngoài ra, khi các cơ còn lạnh và tê cứng cũng gây bất lợi cho hoạt động của xương khớp, dễ gây ra chấn thương.
Đối với người lớn tuổi cần có sơ đồ luyện tập phù hợp với tuổi tác và thể lực riêng của mỗi người, nếu gắng sức không những không đạt hiệu quả tăng cường sức khỏe mà còn dễ tổn thương cho xương khớp.
Khi các cơ, nhất là cơ chân phát triển tốt và khỏe mạnh sẽ giảm bớt áp lực nhất định cho các khớp xương bên trong, hạn chế mức độ tổn thương. Vì vậy, hàng ngày bên cạnh việc bảo vệ xương khớp, bạn cũng nên chú trọng rèn luyện sự dẻo dai cho các cơ, tăng sức bền cho cả cơ thể.
7. Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Khi xương khớp xuất hiện vấn đề khó chịu, bạn không nên cố chịu đựng, nên kịp thời đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhiều biện pháp cải thiện thích hợp khác, nếu thường bị đau cấp tính có thể chườm lạnh để tiêu viêm, giảm đau; nếu đau mãn tính thì chườm nóng là chủ yếu.
Đồng thời có thể sử dụng những bài thuốc Nam để điều trị hiệu quả mà an toàn.
Theo Dr.Jean-Charles Rollier