TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

2017-11-16 00:56:48

 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là biểu hiện sưng viêm đường dẫn thức ăn nối từ thực quản vào dạ dày. Tức là cơ vòng ở cuối thực quản bị giãn ra không xiết lại sau khi thức ăn xuống dưới dạ dày khiến axit trào ngược lên trêm, ăn mòn làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản.

Hình minh họa: Bệnh trào ngược dạ dày

Dấu hiệu thường thấy khi mắc trào ngược dạ dày thực quản:

- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: là triệu chứng thường thấy của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các hiện tượng ợ xuất hiện do dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Cảm giác bỏng rát có thể xuất hiện ở vùng thượng vị sau đó có thể lan ra vùng xương ức. Triệu chứng đặc biệt xuất hiện sau khi ăn hoặc đi nằm.

- Khó nuốt: khi ăn xong phần thức ăn không thường xuống tới dạ dày mà mắc nghẹn ở phần ức, gây khó chịu. Có tới 1/3 bệnh nhân mắc bệnh trào ngược có triệu chứng khó nuốt. Nếu hiện tượng xuất hiện trong một thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu ho kéo dài, đau rát họng, viêm họng, đau ngực, các bệnh về tim phổi… nhưng những dấu hiệu này rất có thể nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh lý khác

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

  1. Stress: khi con người phải đối mặt với áp lực gia đình và công việc khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
  • Stress làm rối loạn như động thực quản khiến cơ thắt thực quản nhạy cảm thường xuyên giãn mở làm dịch vị dạ dày trào ngược lên khiến niêm mạc thực quản tổn thương.
  • Stress kích thích tiết cortisol. Cortisol làm tăng axit, tăng trương lực co bóp trong dạ dày đẩy ngược dịch vị dạ dày lên thực quản.
    Hình minh họa: Stress nguyên nhân chính gây trào ngược thực quản dạ dày
  1. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên ăn thức ăn nhanh, chiên rán, ăn hoa quả khi đói làm tăng axit trong dạ dày, ăn quá nó hay ăn đêm khiến cơ thắt thực quản dưới co giãn thất thường, tăng trương lực co bóp trong dạ dày.

  1. Viêm loét dạ dày tá tràng:

Khi dạ dày bị viêm loét, tổn thương sẽ làm giảm chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn khiến quá trình làm rỗng dạ dày bị chậm, gia tăng áp lực cho cơ thắt thực quản làm axit, pepsin có thể gồm dịch mật trào ngược lên.

  1. Yếu tố bẩm sinh:

Một số dị tật bẩm sinh hay biến chứng từ các bệnh khác0: bệnh nhân bị sa dạ dày, cơ thắt thực quản dưới kém, thoát vị cơ hoành, tai nạn… Ở trẻ nhỏ trào ngược dạ dày là triệu chứng bình thường với hiện tượng nôn trớ, khi trẻ lớn hơn sẽ giảm dần và mất hẳn khi trưởng thành.

      5. Béo phì:

Béo phì có thể là nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản. Do trọng lượng cơ thể lớn đè lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, dịch vị dạ dày trào ngược lên