2017-11-16 04:10:07
Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 do ung thư gây nên trên Thế giới. Còn tại Việt Nam ung thư dạ dày gây tử vong cao thứ 5 do ung thư gây ra. Khi mắc các bệnh về dạ dày như trào ngược thực quản dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày trong thời gian dài không điều trị rất dễ hình thành ung thư dạ dày. Vậy cần có các biện pháp phòng tránh ung thư dạ dày
1. Hạn chế ăn đồ muối
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới Nature, cho thấy người ăn nhiều muối thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác.
Những thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối, cá muối tuy tiện lợi và dễ ăn, ngon miệng nhưng chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày trong môi trường axit có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này và nên dùng đồ ăn tươi sống sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn hơn cho dạ dày của bạn.
Hình minh họa 1: Hạn chế ăn mặn phòng tránh ung thư dạ dày
Bạn cũng nên hạn chế dùng những sản phẩm thực phẩm đóng hộp sẵn như đồ hộp, thực phẩm ướp sẵn gia vị, mì ăn liền, bánh quy mặn, lạc rang mặn, lạp xưởng, cá thịt khô muối, các loại mắm, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối do những thực phẩm chế biến sẵn thường hay sử dụng muối nitrit để tăng thời gian sử dụng sản phẩm
2.Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao
Hạn chế sử dụng đồ hun khói, nướng, đồ ăn chiên rán được chế biến ở nhiệt cao. Do thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường chế biến với nhiệt độ cao sẽ gia tăng sự hình thành nitrosamine. Thậm chí tái sử dụng dầu ăn nhiều lần sẽ chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Tuy rất hấp dẫn nhưng bạn không nên ăn hoặc ăn ít các loại đồ ăn này.
3.Không ăn những thực phẩm nấm mốc
Thực phẩm nấm mốc là dạng thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Trong số đó có một số loài nấm có các chân khuẩn sản sinh ra các chất độc gây ung thư cực mạnh. Những loại thực phẩm như gạo, ngũ cốc, bánh kẹo thường hay dễ bị nấm mốc. Vì vậy không nên để các thực phẩm này quá lâu mới sử dụng. Nếu xuất hiện nghi vẫn cần loại bỏ chúng ngay.
4.Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày. Do hút thuốc lá và sử dụng những chất chứa cồn trong thời gian dài sẽ tạo nên môi trường axit trong dạ dày gây viêm loét dần dần gây nên ung thư dạ dày. Hãy từ bỏ thói quen không lành mạnh này để tránh ung thư dạ dày.
5.Có thói quen ăn uống hợp lý
Hình thành thói quen ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không được bỏ bữa, không nên ăn trước khi đi ngủ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng và áp lực cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
Hình minh họa 2: Ăn uống đúng giờ khoa học phòng chống bệnh dạ dày
6.Ăn nhiều rau quả tươi
Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào. Tăng cường vitamin A,B,E và hấp thu các protein hợp lý giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các thực phẩm: bắp cải, cà rốt, súp lơ, cà chua…
7.Điều trị nhiễm Helicobacter pylori
Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) mạn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Khi vi khuẩn H. pylori gây bệnh dạ dày, dạ dày có thể trở nên bị viêm và gây ra những thay đổi trong các tế bào lót dạ dày lâu dần gây nên bệnh dạ dày. Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường ăn uống, nhiễm từ người sang người. Cần điều trị sớm khi phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp tránh gây ra ung thư dạ dày sau này.
Nguồn: Tổng hợp