TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

2017-11-16 02:13:54

Bệnh ung thư dạ dày là giai đoạn cuối của bệnh dạ dày khi đã viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày...Nếu như những bệnh về dạ dày không kịp thời chữa trị sẽ nhanh chóng chuyển sang ung thư dạ dày và cướp đi tính mạng người bệnh.

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp trong các loại ung thư về tiêu hóa. Triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ rệt như chủ yếu là vùng bụng trên đau thượng vị khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu dễ gây nhầm lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Tới giai đoạn sau có các riệu chứng tiêu phân đen, sờ thấy có khối u thì tình trạng bệnh nhân suy giảm rất nhiều điều trị vô cùng khó khăn. Bệnh ung thư dạ dày có thể mắc ở bất kỳ lứa tuổi nào thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, khoảng từ 40 đến 60 tuổi.

Bệnh ung thư dạ dày còn có ung thư sớm dạ dày là ung thư giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, chưa xâm lấn đến lớp cơ dạ dày (Thành dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc theo thứ tự từ trong ra ngoài). Ung thư dạ dày sớm được chia thành 3 typ:

- typ I : tổn thương lồi giống như polyp.

- typ II: giai đoạn tổn thương này khó phát hiện được chia ra 3 loại:

  • typ IIa : Tổn thương hơi lồi
  • typ IIb : Tổn thương phẳng dẹt, có thể là sự thay đổi màu của niêm mạc
  • typ IIc : Tổn thương hơi lõm có thể nhầm với sẹo ổ loét.

typ III : tổn thương gần giống như loét dạ dày.

 Các tác nhân và yếu tố nguy cơ Ung thư dạ dày

1. Vi khuẩn Hp: Nhiễm vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori) là một nguyên nhân lớn sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Do vi khuẩn HP sẽ gây tổn thương niêm mạc, viêm loét dạ dày để lâu không được chữa trị dẫn đến ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu được theo dõi trong nhiều năm việc loại trừ vi khuẩn Hp đã giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày.
 

Hình minh họa: Vi khuẩn Hp nguyên nhân gây ung thư dạ dày

2. Gen di truyền: Khi trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị Ung thư dạ dày có thể những thành viên khác cũng có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao hơn hẳn những người khác.

3. Biến chứng từ các bệnh khác liên quan tới dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan… cho nên có bất kì dấu hiệu bệnh gì cũng cần được chú ý theo dõi khám bệnh.

4. Môi trường sống: có thể là môi trường sống bị ô nhiễm nặng bao gồm không khí, thức ăn, nước uống; tiếp xúc với các hóa chất hay chất phóng xạ độc hại cũng là nguyên nhân gây nên bệnh Ung thư dạ dày.

5. Do ăn uống: ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn nhiều thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao như đồ nướng, đồ chiên, rán… Sử dụng nhiều các chất kích thích bia rượi, thuốc lá, cafe… gây nên chứng viêm loét dạ dày lâu dần dẫn tới ung thư dạ dày. Thói quen ăn mặn thường xuyên tăng gấp đôi nguy cơ Ung thư dạ dày.

6. Do sinh hoạt không hợp lý: áp lực trong công việc, gia đình tạo nên quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên. Thói quent hường xuyên thức đêm cũng là một trong những yếu tố gián tiếp gây bệnh ung thư dạ dày.

7. Sử dụng một số chất gây hại cho dạ dày: như cồn có trong rượu bia, thuốc lá… Các chất làm tiêu lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, chất cồn khi tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc dạ dày cũng có xu hướng là biến đổi các tế bào này và có thể dẫn tới Ung thư dạ dày. 

Nguồn: tổng hợp