2017-12-12 09:08:30
Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây nên bệnh trĩ không chỉ là do ở vùng hậu môn trực tràng gây ra mà chủ yếu là do cơ thể mất cân bằng âm dương, cộng thêm ngoại cảm, nội thương. Bao gồm các nguyên nhân sau:
+ Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều, quá no hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, uống nhiều rượu; ăn nhiều thức ăn có tính kích thích như ớt, gừng, tỏi, làm cho cơ thể bị nóng, gây toát mồ hôi, khiến hậu môn bị dồn máu, đau rát.
+ Táo bón: một số người có thói quen nhịn đại tiện một thời gian lâu mới đi khi đại tiện, khiến cho phân khô cứng đi đại tiện sẽ làm rách hậu môn chảy máu.
+ Làm việc quá sức: ngồi lâu làm cho quá trình máu lưu thông không đủ, làm ruột và dạ dày bị tổn thương dẫn đến tích tụ khí huyết
+ Mắc bệnh mạn tính: nếu người bệnh mắc một số bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ mãn tính, các bệnh về hô hấp ho lâu ngày dẫn đến khí huyết bị tổn thương nghiêm trọng còn khí hư tích tụ.
+ Bị tà khí xâm nhập: trong Kim quỹ yếu lược có ghi khi: Ruột non bị lạnh, đại tiện ra máu, bị nóng gây ra bệnh trĩ. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh nóng thất thường sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
+ Phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều: phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều có thể làm cho mạch máu ở tĩnh mạch không thông tạo thành các cục máu từ đó gây ra bệnh trĩ. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều tác dụng lên các mô xung quanh hậu môn gây bệnh.
+ Yếu tố tình cảm: y học cổ truyền rất coi trọng đến các trạng thái tình cảm, tinh thần của con người, do đó mới có cách nói: "vui quá có thể làm ảnh hưởng đến tim, buồn làm ảnh hưởng đến gan". Thường xuyên vui buồn thất thường, khí huyết xâm nhập vào đại tràng, tạo thành cục dễ gây ra bệnh trĩ.
+ Tạng phủ suy yếu: khi tạng phủ suy yếu cộng thêm nhiễm lạnh hoặc nóng trong khiến cơ thể bị tích tụ khí huyết dần tập trung ở hậu môn, từ đó dễ gây ra bệnh trĩ.
Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo.
Theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dung quý từ rau diếp cá trong đó có bệnh trĩ.
Hình minh họa: Rau diếp cá bài thuốc hay chữa bệnh trĩ
Trong dấp cá có calcium 0,3 %, kali 0,1%, caroten 1,26%, vitamin C 68%. Theo Đỗ Tất Lợi, trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu chủ yếu là methylnonylketon, decanonylacetaldehyde, chất myrcen và một ít alcaloid là cordalin, một hợp chất sterol v.v... Trong lá có quercitrin (0,2%); trong hoa và quả có isoquercitrin
Cách sử dụng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ:
Hằng ngày nên ăn ít nhất 1 lạng rau diếp cá. Những lá non ăn được rửa sạch ăn sống. Lá già và thân, rễ cây đem xay nước sinh tố. Tận dụng hết cả cây diếp cá vì chứa rất nhiều chất có lợi cho cơ thể.
Bài xông chữa trĩ:
Chuẩn bị: Lá sung, ngải cứu, cúc tần, lá lốt, bồ kết, củ nghệ.
Cách làm: Lá sung, ngải cứu, cúc tần, lá lốt, mỗi thứ một nắm thái nhỏ cùng với một củ nghệ đập nát. Đun hỗn hợp nước lá này lên cho sôi. Đun một nắm bồ kết riêng cô đặc thành một chén nước rồi đổ thêm vào một bát nước bồ kết cô đặc. Đậy vung kín, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô. Ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15-20 phút thì nước nguội bớt, lúc này có thể ngồi trực tiếp hậu môn xuống nước khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ
Áp dụng thường xuyên vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
Hình minh họa: Bài xông Lá sung, ngải cứu, cúc tần, lá lốt, bồ kết, nghệ chữa trĩ
Lưu ý:
Nguồn: Tổng hợp