2018-11-30 07:17:55
Nghe nói trong vùng Tứ Xuyên, có hai vị tăng hẹn nhau đi núi Ngũ Đài.
Trong đó, một vị tăng có tiền thì cứ chần chừ với ý nghĩ” để ,mai tính”, rồi suốt ngày không ngừng oang oang: “ Triều Sơn à! Không vội, không vội, đến giờ thì đi máy bay, đi thuyền “. Còn vị tăng nghèo khó, kể từ khi phát đại nguyện, mỗi ngày đều khích lệ bản thân:” Không có tiền cũng chẳng có gì khẩn trương cả, mình có thể đi bộ, sẽ có một ngày mình đến được nơi ấy”. Vị tăng nghèo quy hoạch lộ trình một lần, rồi ròng rã một năm, thầy dựa vào đôi chân của mình, đi một bước chắc một bước, hoàn thành được tâm nguyện triều bái núi Ngũ Đài của mình. Vị tăng mà dự tính ngồi máy bay, ngồi thuyền để đi, nói suốt một năm ròng mà nửa bước cũng chưa ra khỏi cổng chùa.
Phát nguyện mà không thực hiện thì cũng chỉ là một ước mơ suông.
Triều bái núi Phật là công việc thiêng liêng không gì sánh được, tâm thành cúi đầu xuống đất, dùng thân lễ bái, hoàn toàn chẳng phải chuyện tiền bạc giúp đỡ mà thành tựu được. Đi máy bay cũng không thể bay đến cõi Phật, đi thuyền càng không thể qua đến bờ giải thoát, la cho to “ không vội” càng không thể thấu đến tai của Phật Tổ, chẳng thà một bước một bước chắc một bước, từng bước nở hoa sen mà lên núi bái Phật.
Có thể gặp được Phật Tổ không?Hơn hai ngàn năm trước, đức Phật đã sớm bảo rằng:” Con người đã muốn làm , thì phải như đào ao, cứ đào liên tục, sẽ có được nguồn nước, mọi việc phải dần dần, người trí thấy được sự mầu nhiệm, có thể giúp mình , như người bơi giỏi, vượt qua dòng chảy!” Một lòng hướng về mục tiêu, thì tâm sẽ có sức mạnh, sẽ có nguyện lực để hoàn thành được chí nguyện, hoa nở thấy Phật.
Con người không cần phải sợ không có tài sản, không có vận số, không có quý nhân hỗ trợ, chỉ sợ không biết rằng:” Đời người luôn có ước mơ, phải biết đeo đuổi ước mơ, mơ bằng sự chắc chắn”. Con người, bởi vì có khát vọng màf trở nên vĩ đại, nương vào khát vọng mà tích cực sáng tạo, chinh phục ngọn núi cuộc đời bằng con đường thật tiễn lý tưởng, phát huy tiềm năng, sinh mạng nhờ thế mà huy hoàng, mỹ lệ. Giống như vị tăng nghèo khó trong câu chuyện trên “ ngồi nói chi bằng đứng dậy mà đi”
Lời huênh hoang khoác loác không nên nói nhiều, hãy dựa vào đôi chân và sự kiên định của bản thân để thực hiện chí nguyện của mình, đừng giống như vị tăng có tiền bị tiền bạc trói đôi chân lại, mất luôn chí nguyện và động lực. Người khác thì không có tiền nhưng có ý chí, còn anh ta ngược lại vì tiền mà nhầm lẫn một đời. Công bằng mà nói, ai mới là người hạnh phúc đây?
- Nguồn sách : Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân -