2017-11-15 04:30:29
Dạ dày là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa của cơ thể. Trong ổ bụng nó nằm bên trái cột sống, có hình chữ J. Là cơ quan rỗng, phình to nhất của ống tiêu hóa. Trong hệ thống tiêu hóa nằm giữa thực quản và ruột. Bên trái có lá lách, bên phải có gan. Dạ dày có thể chứa tới 1,5l.
Hình minh họa: Giải phẫu dạ dày
Dạ dày có mặt trước và mặt sau, có hai bờ cong bé và bờ cong lớn. Thượng vị dạ dày được ngăn cách với thực quản bằng khuyết tâm vị. Có môn vị ngăn cách dạ dày với tá tràng bằng cơ thắt môn vị.
Dạ dày được cấu tạo theo 5 lớp từ ngoài vào trong:
- Lớp Thanh mạc là lớp phúc mạng tạng ngoài cùng bao bọc dạ dày.
- Tiếp theo là 3 lớp cơ chính: lớp cơ dọc ở ngoài, lớp cơ vòng ở giữa, lớp cơ chéo ở trong
- Tấm dưới niêm mạc: lớp này chứa nhiều tuyến quan trọng của dạ dày. Các tuyến dạ dày tiết ra nhiều loại chất khác nhau có tác dụng bảo vệ dạ dày như chất nhầy vừa có chức năng tiêu hóa thức ăn như HCl và pepsinogen, vừa là chất trung gian hóa học như histamin, gastrin…, cũng có vai trò như là chất nội tiết, hay là yếu tố nội hấp thu vitamin B12
Dạ dày có các chức năng:
1. Chức năng tiết dịch:
Dạ dày có chức năng tiết dịch vị gồm pepsinogen, HCL và một số men khác như lipaza, amilaza. Tiết ra yếu tố castle (yếu tố trong). Khi dạ dày tiết ra HCL đồng thời tiết ra dịch này bảo vệ niêm mạc.
Sự tiết dịch vị chia làm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn phản xạ: có điều kiện, không có điều kiện
+ Giai đoạn thần kinh hóa học: có sự tác động của thức ăn lên dạ dày, giải phóng gastrin (là hocmore dạ dày) gây tiết dịch
+ Giai đoạn ruột: Thức ăn xuống tới ruột, tiết một số chất đi vào máu, đến dạ dày kích thích dạ dày tiết dịch
2. Chức năng vận động
Dạ dày cấu tạo bởi lớp cơ đặc biệt gồm 3 lớp cơ ở trong để nghiền nát nhào trộn chuyển thức ăn xuống dưới.
- Trương lực dạ dày có thể tăng, giảm, mất
- Vận động của dạ dày có thể bị ức chế, sau những kích thích đau đớn ngoại biên và trong giấc ngủ
- Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng nhanh hay chậm phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và sự tiêu hóa ở dạ dày
3. Chức năng khác
- Chức năng tiêu hóa:
Pepsin chính là chất pepsinogen được hoạt hóa nhờ HCl tỏng phần thân vị sẽ tiêu hóa 20% protein trong thức ăn.
Renin hòa tan cazeine.
Ba lớp cơ dạ dày giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cả ngày dù chúng ta ăn từng bữa.
Trong dạ dày cũng có dịch nhầy giúp tạo ra một lớp màng kiềm để bảo vệ niêm mạc dạ dày dưới tác động của Pepsin và HCl.
- Chức năng tạo máu: Yếu tố trong (tức một loại men bình thường có ở dịch vị) có vai trò cấu tạo máu, chống thiếu máu Biermer.
Biên tập: Thuốc nam Thiên Tri Thức