2017-12-14 03:31:18
Cây hồng được trồng tại khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam và một số tỉnh phía Nam như Lâm đồng, Tây nguyên.. Nó mọc hoang tại Trung Quốc và Nhật Bản.
Sau khi ăn hồng, thu lấy tai (đế) phơi hay sấy khô.
Lá, Thịt và tai quả hồng đều được dùng làm thuốc.
Theo Đông y
Thị đế có Vị đắng, tính ôn
Công dụng
Có tác dụng chữa đầy bụng, ho, nấc, đi tiểu đêm
Liều dùng
Mỗi ngày 6-10 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Thị đế
Thị đế 8 g, Đinh hương 8 g, Sinh khương 5 lát, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị trần bì 4 g, thanh bì 4 g, bán hạ 2 g.
Đinh hương, Đảng sâm, Thị đế (tai hồng), Gừng tươi, Cách dùng: sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Thị Đế Thang-Tế Sinh Phương).
Thị đế 12g, Đinh hương 4g, Nhân sâm 16g, Gừng tươi 12g. Sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: Ích khí, ôn trung, trừ hàn, giáng nghịch. (Đinh Hương Thị Đế Thang)
Thị đế 8g. Cam thảo 4g, Đinh hương 8g, Lương khương 4g, Sinh khương 5 lát, Tán bột ngày uống 6-8g. Tác dụng: Thuận khí, giải uất, tán hàn, chỉ thống. (Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận).
Thị đế 8g, Đinh hương 8g, Sinh khương 5 lát, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm các vị Trần bì 4g, Thanh bì 4g, Bán hạ 2g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian)
Nguồn: Tổng hợp