TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

CHƯA ĐO LƯƠNG TÂM

2019-01-17 09:59:42

Thời Xuân Thu,nước Lỗ có một người thợ mộc vô cùng khéo léo tên là Lỗ Ban. Tương truyền những công cụ như thang dây, cưa, thước đo đều là phát minh của ông. Phương châm dạy học trò của Lỗ Ban là không sợ đồ đệ vụng về , chỉ cần chịu dụng tâm học tập thì đều dốc lòng truyền trao. Nếu đồ đệ kiêu ngạo tự mãn, không tự lưỡng sức , ông sẽ mượn cớ trục xuất ngay.


Có lần, Lỗ Ban thâu nhận một tiểu đệ tử tên là Vương Ân, hàng ngày Ân đều ở bên cạnh Lỗ Ban, học hỏi và nắm vững không ít nghề thủ công. Nhưng khi lớn lên, Ân cảm thấy có chút buồn chán, hay suy nghĩ: " Khi nào mình mới có thể ra làm việc độc lập đây? ", " Hi vọng sẽ có ngày mọi người tôn trọng ta giống như tôn trọng sư phụ!" Không thể chịu đựng cuộc sống của một đứa học trò, Vương Ân hạ quyết tâm tự mình lập nghiệp. Anh bày tỏ suy nghĩ của mình với Lỗ Ban, mặc dù Lỗ Ban khuyên đi khuyên lại nhiều lần nhưng anh ta vẫn kiên quyết. Ngày hôm sau, Vương Ân lặng lẽ mang theo vật dụng rời khỏi sư môn.


Lỗ Ban thiếu người giúp việc, lúc ấy công việc đang tiến hành nên càng thêm bối rối, ông liền chế tạo ra người gỗ, ông mày mò lắp đặt thêm một vài thiết bị, người gỗ cử động giúp ông cưa được những khúc gỗ lớn. Sự kiện đó bị Vương Ân lén nhìn thấy. Hắn nghĩ: " Hà tất phải nhờ ông ấy, chỉ cần vẽ hình dáng người gỗ ra, chẳng phải là xong ư?


Đêm hôm đó, Vương Ân lén đến trại làm việc của Lỗ Ban, vẽ lại hình thức của người gỗ , đo tỉ lệ chính xác từ đầu đến chân. Về nhà, Vương vùi đầu mấy ngày mấy đêm mới làm xong. Tuy nhiên , nhìn thì giống người gỗ của Lỗ Ban nhưng không kéo cưa được. Tìm đủ mọi phương sách nhưng vẫn không thể cửa động được., Vương đành phải ngoan ngoãn quay về tìm sư phụ.


Anh ta đem đầu đuôi sự việc kể lại cho Lỗ Ban nghe, sau đó xấu hổ thưa:


- Sư phụ, tại sao người gỗ của con chế tạo lại không cử động được?


Lỗ Ban hỏi:


- Thước tấn có đúng không?


- Dạ đúng.


-Đo đầu rồi chứ?


-Dạ rồi.


- Đo chân chưa?


- Dạ rồi.


Sau đó, Lỗ Ban hình như hiểu ra điều gì đó nói:


- À! Có lẽ ngươi chưa đo ( lương ) tâm rồi.


Vương Ân không để ý đáp:


- da! Có lẽ con chưa đo đạc lương tâm.


Lỗ Ban sa sầm nét mặt, nghiêm giọng nói:


- Vương Ân, người không có lương tâm thì không thành tựu được sự nghiệp gì cả.


Nói rồi quay đầu bỏ đi. Vương Ân lúc này mới biết việc mình đã làm là sai.

 

 


Cho nên người ta nói: " Bình đầy thì đứng yên, bình nửa thì lúc lắc", nếu học chưa thành mà đã kiêu căng ngạo mạn, không những không thành tựu được cái gì mà còn thể hiện ra sự nông cạn, non nớt của bản thân. Trong muôn vàn sự việc, thành ở chỗ khiêm cung, bại ở chỗ kiêu căng. Khiêm cung , thật thà là thái độ tất yếu của người học nghề và người học trò. Chúng ta nên chăng cũng nên lưu tâm điều này?


( Nguồn sách : Quán Tự Tại - Đại sư Tinh Vân )