TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Nguyên nhân sâu răng

2017-11-22 09:18:44

Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt quốc gia có tới 99,4% dân số mắc bệnh về răng miệng, người càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em: 6-8 tuổi là 85%, ở trẻ từ 9-11 tuổi là 56,3%. Lứa tuổi từ 35 - 44 tuổi với tỉ lệ mắc bệnh lên tới 98%.

Có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người

Vi khuẩn gây ra sâu răng là các loại vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Trong đó chủng Streptocccus muntans có khả năng gây sâu răng cao nhất. Chúng sản sinh và tiết ra những chất hữu cơ, polyore, enzyme (một thành phần trong nước miếng), những chất này có thể phân hủy rồi hòa tan chất hữu cơ và chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn rồi đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng gây ra sâu răng.

Thức ăn: Những loại thức ăn có lượng đường cao và đặc biệt các loại thức ăn nhanh với lượng ngọt cao sẽ càng dễ dàng gây sâu răng vì đó là môi trường thuận lợi để vi khuẩn bám vào, sinh trưởng và phát triển.

Sự lên men đường đóng vai trò quan trọng trong việc gây nên bệnh sâu răng. Các loại đường khác nhau sẽ có đặc tính gây sâu răng khác nhau. Trong chế độ ăn có thể chia đường thành 2 loại: đường nội sinh (đường có trong hoa quả và rau) và đường ngoại sinh (đường bổ sung, có trong nước quả, sữa). Đường ngoại sinh là loại đường có khả năng gây bệnh cao hơn cả. Vì vậy chế độ ăn đường sẽ liên quan trực tiếp tới tỷ lệ bệnh sâu răng. Trong đó cách thức, tần suất ăn đường quyết định gây nên bệnh sau răng hơn là tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi cá thể

Cấu trúc răng: Cấu trúc răng của mỗi người là một nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của răng miệng. Nếu hàm răng mọc đều đặn, các khớp cắn đều, chắc khỏe, men răng trắng sáng… sẽ là một hàm răng khỏe mạnh có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Còn những hàm răng mọc không đều đặn, các khớp cắn chênh lệch nhau làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám trên các kẽ răng. Trên hàm răng có những răng vỡ, nứt, mẻ… đây cũng là một dấu hiệu cho thấy hàm răng đang bị yếu dần và không có khả năng kháng lại sự tấn công của vikhuẩn nên rất dễ bị sâu răng.

Chải răng: Chải răng không đúng cách, không vệ sinh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ làm thức ăn còn sót lại trên răng và trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn lên men và phân hủy thức ăn tạo thành axit tấn công vào men răng.

Bên cạnh đó yếu tố di truyền: cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh sâu răng: nước bọt, độ nhạy cảm với vi khuẩn… Nước bọt sẽ có dòng chảy, tốc độ là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Bên cạnh đó nước bọt cung cấp các ion Ca2+­­­­­­­­­­­­­­­­­­ , PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng giúp răng chắc khỏe, các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm. Lớp màng mỏng (pellicle) từ nước bọt tạo nên có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng.