TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

MỘT NGÀY KHÔNG LÀM MỘT NGÀY KHÔNG ĂN

2018-11-29 08:02:24

Thời nhà Đường, chùa chiền của Phật giáo vẫn chưa chú trọng đến các hoat động tôn giáo. Từ khi thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất sáng lập tòng lâm, sau đó thiền sư Bách Trượng kiến lập thanh quy mới có những ngôi thiền lâm quy mô, trở thành chủ thể trọng yếu của Phật giáo Trung Quốc. Nhất là thiền sư Bách Trượng đề xướng sự sinh sống bằng chính sức lao động của mình. Ngài chủ trương Phật giáo không dựa vào sức bên ngoài mà tự canh tác nuôi sống.

 

Thiền sư Bách Trượng đến tuổi 80, trừ những lúc hướng dẫn tọa thiền, ngài vẫn giữ nguyên tắc:” Một ngày không làm một ngày không ăn”, trồng cây, hái hoa, làm ruộng, khai khẩn, sản xuất… đều đích thân tự làm, chưa từng lười nhác. Chúng đệ tử kính thỉnh Thiền sư, xin ngài ghỉ ngơi để các đệ tử trẻ tuổi làm được rồi. Thiền sư từ chối đáp:” Tôi không có đức để làm khổ mọi người, người sống trên đời, nếu không đích thân lao độnghá chẳng phải đã trở thành phế nhân ư!” Ngài vẫn kiên trì với câu châm ngôn:” Làm Hòa thượng một ngày thì đóng chuông một ngày”.

 

 

 

Sau đó, có một vị đệ tử thấy khó chịu liền mang cây cuốc và giỏ hốt rác mà ngài sử dụng để lao động đem đi giấu, cho rằng sư phụ không tìm được dụng cụ , ngài sẽ nghỉ ngơi. Thiền sư tìm không được dụng cụ , không cách chi làm được việc.Ngày đó, ngài tự nhốt mình trong phòng không chịu ăn cơm. Mặc cho các đệ tử năn nỉ, khẩn cầu hết mọi cách, ngài vẫn kiên trì giữ gìn quy củ mà ngài đã lập ra. Ngài nói với mọi người rằng:” Đã không làm việc thì sao được ăn cơm?”.

 

“ Một ngày không làm một ngày không ăn”, thiền sư Bách Trượng dùng tinh thần và ý tưởng này để nhắc nhở mọi người, nhất là các đệ tử Phật môn , cần phải siêng năng, tinh tấn, chớ buông lung, chớ tham đắm dục lạc.

 

Con người sống trên đời, nếu cứ ỷ lại vào sự phụng dưỡng của người khác, làm kẻ tiêu xài , hoang phí không có cái gì để cống hiến cho đời thì thật là uổng phí một đời. Thiền sư dù già yếu nhưng vẫn vui vẻ làm việc, vui vẻ phục vụ, vui vẻ tu hành, giữ vững nguyên tắc mà quy định dùng chính thân tâm của mình để giáo dục thiên hạ và con cháu đời sau. Chúng ta phải chăng cũng nên học tập tinh thần của ngài, sống ở đời, cống hiến cho đời, lập chí ở đời, không uổng phí một giờ một khắc, không lãng phí bất cứ một nhân duyên nào, trân trọng từng phút giây hiện tại, sống một cuộc sống nghiêm túc và chân thật!

 

 -Nguồn sách: Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân -