2017-12-11 13:17:03
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi đa số do nhiễm trùng mà nên. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Gồm có các loại xoang:
Bệnh viêm xoang gây nên các cơn đau buốt nhức tại vùng xoang bị viêm. Bên cạnh đó có các triệu chứng đi kèm như chảy nước mũi rất nhiều đôi khi bao gồm cả mủ, nếu nước mũi chảy vào mũi trước đó là viêm xoang trước, nếu chảy vào họng là viêm xoang sau. Kèm theo hiện tượng nghẹt mũi hoặc điếc mũi không ngửi thấy mùi được. Nếu để bệnh lâu sẽ biến chứng thành các bệnh viêm họng mãn tính, viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm dây thần kinh thị giác.
Trong dân gian từ lâu có lưu truyền bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn đem lại hiệu quả vô cùng giúp giảm cơn đau nhanh chóng và chữa khỏi bệnh xoang.
Cây cứt lợn mọc hoang rất nhiều nên rất dễ tìm kiếm. Cây cứt lợn được thu hái và dùng toàn bộ cây trừ bỏ rễ, cây sẽ cho hiệu quả chữa bệnh cao vào mùa hè.
Hình minh họa: Chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn
Cây hoa cứt lợn hay còn gọi là cây cỏ hôi, ngũ vị, cây bù xít, thắng hồng kế
Tên khoa học Ageratum conyzoides) là một loài cây thuộc họ Cúc
Trong cây cứt lợn có khoảng 2% tinh dầu, ngoài ra các nhà khoa học Việt Nam còn tìm thấy trong cây có chứa ancaloit và saponin
Theo Đông y có vị cay, đắng, tính mát; vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu sưng, trục ứ, cầm máu. Dùng chữa các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, bệnh eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh… hay còn dùng nấu với bồ kết để gội đầu.
Sử dụng cây cứt lợn theo những cách sau để chữa bệnh viêm xoang:
Cách 1: Lấy khoảng 30-50 g cây cứt lợn tươi (hoặc 15-30g cây khô) đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống. Nếu là cây khô thì sắc uống.
Cách 2: Lấy khoảng 30-50g cây cứt lợn đem sắc với 500ml nước. Khi nước thuốc cạn còn 200ml thì chia làm 2 để xông mũi và để uống. Trước khi xông mũi nên vệ sinh mũi bằng nước muối để mũi được thông thoáng.
Cách 3: Lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt sau đó tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Sau 15 phút lấy bông ra khỏi rồi xì nhẹ nước mũi chảy ra.
Kết hợp vệ sinh mũi bằng muối sẽ giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Cách làm: 2 cốc nước ấm (khoảng 60 độ) pha cùng 1 muỗng cafe muối và 1 ít chất bicarbonate. Dung dịch được để trong một cái chén dùng ngón tay bịt chặt một bên mũi, tay còn lại cầm chén rồi úp mặt xuống hít một hơi cho dung dịch muối trôi vào trong mũi để một lúc rồi hỉ mũi ra. Lặp lại như vậy với mũi bên kia. Thực hiện hằng ngày liên tục trong 2 tuần.
Cần chú ý xoang kị lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là mũi khi đi ra ngoài