TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Bệnh trĩ là gì?

2017-11-17 03:31:59

Bệnh trĩ là một bệnh lý về trực tràng – hậu môn phổ biến mà nhiều người mắc phải cả ở Việt Nam và trên Thế giới. Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở tất cả mọi người từ người già tuổi đến người trẻ cả nữ và nam đều mắc phải không phân biệt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có tới 50% dân số thế giới mắc bệnh trĩ. Tại Việt Nam thì thống kê có tới 60% dân số nước ta mắc bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào?

Hình minh họa: Giải phẫu bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay theo dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, bệnh hình thành do sự dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở trong các mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái hoạt động bình thường, các mô này giúp kiểm soát quá trình đào thải phân ra ngoài. Nếu các mô này bị sưng lên hay bị viêm thì hình thành bệnh trĩ.

Tùy theo vị trí xuất hiện trĩ và diễn tiến bệnh thì bệnh được phân loại thành các dạng bệnh trĩ khác nhau. Thường bệnh trĩ được phân làm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại bên cạnh đó còn có trĩ hỗn hợp là dạng bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng xuất hiện trên người bệnh

1. Trĩ nội: hình thành khi các xoang tĩnh mạch trĩ trên bị sưng viêm. Trĩ nội xuất hiện phía trên đường lược. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi cầu thường là triệu chứng của trĩ nội. Có thể chẩn đoán bị trĩ nội khi đi cầu ra máu đỏ hay có một khối sa ra ngoài sau khi đi cầu. Ban đầu khi mới mắc bệnh trĩ nội thì quan sát sẽ không thấy gì. Búi trĩ nội thường là một khối mềm khi ấn thì xẹp lại khi buông thì phồng lên, nếu đã sa ra ngoài thường có màu đỏ tươi và ướt. Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:

Độ 1: là cấp độ trĩ mới hình thành có thể thấy triệu chứng chính là chảy máu khi đi ngoài.
Độ 2: giai đoạn búi trĩ sa ra ngoài khi đi ngoài nhưng có thể tự co lên được.
Độ 3: giai đoạn búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng phải lấy tay đẩy mới lên được.
Độ 4: búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
Trĩ nội sa độ 4 thường bị nghẹt với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì sưng phù, nặng thì hoại tử. Nếu cơ vòng hậu môn càng thít chặt thì nguy cơ hoại tử búi trĩ nội sa độ 4 càng cao. Cần phân biệt trĩ nội sa độ 4 với trĩ ngoại.

2. Trĩ ngoại: hình thành khi các đám xoang tĩnh mạch dưới bị sưng phồng. Trĩ ngoại được hình thành phía dưới đường lược, luôn xuất hiện thường trực ở ngoài rìa hậu môn nên không có nguy cơ bị nghẹt

Trĩ ngoại thường dễ chẩn đoán hơn trĩ nội. Quan sát ở vùng hậu môn có thể thấy được toàn bộ vùng da của ống hậu môn. Búi trĩ ngoại thường có màu đỏ sẫm, bề mặt khô. Khi xuất hiện huyết khối trong búi trĩ thì các huyết khối này là các nốt có màu tím sẫm khi ấn vào có cảm giác đau và cứng chắc. Nếu búi trĩ ngoại bị huyết khối thì sau 10-14 ngày có thể diễn tiến sang xơ hóa thành mẩu da thừa.

3. Trĩ hỗn hợp: là sự xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Do có sự liên kết giữa hệ tĩnh mạch trên và hệ tĩnh mạch dưới nên khi có sự gia tăng áp lực ở tĩnh mạch trĩ trên sẽ dẫn đến sự gia tăng áp lực tĩnh mạch trĩ dưới. Thông thường, khi bệnh diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau để tạo thành trĩ hỗn hợp. Khi búi trĩ nội sa tới độ 3 sẽ hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp thường hay dễ hình thành múi nên phân độ trĩ hỗn hợp thường dựa vào các múi trĩ và số lượng múi trĩ.

Nguồn: tổng hợp