TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

TÂM LƯỢNG RỘNG LỚN

2018-12-13 07:18:33

Hai sư đồ nọ đi hoằng pháp độ chúng, sư phụ đi phía trước, đồ đệ mang hành lý đi phía sau. Người đệ tử trong lòng chợt suy nghĩ:" Ta nhất định phải phát tâm bồ đề rộng độ chúng sanh, tương lai cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sanh!" Mặc dù tuổi của người đồ đệ còn nhỏ nhưng trong lòng đã có suy nghĩ như thế, chính là điều mà trong Phật giáo gọi là phát tâm Bồ Tát " chỉ mong chúng sinh được lìa khổ, không vì bản thân tìm niềm vui"

 

 


Sư phụ là một bậc A la hán ngộ đạo, có đầy đủ năng lực thần thông, không giống như người bình thường. Ông biết sự phát tâm của đồ đệ mình chính là căn tánh Bồ Tát, rất lâu rồi chưa phát khởi. Tự thẹn là mình không bằng:" Thật đáng hổ thẹn, hổ thẹn! Ta chưa bao giờ phát tâm rộng độ chúng sanh như thế cả". Lập tức nói lớn:


- Đồ đệ ! Đồ đệ ! Hành lý trên vai ngươi hãy để ta mang cho.


Đồ đệ suy nghĩ,sư phụ hôm nay sao lại khách sáo như thế chứ:


- Sư phụ, không cần đâu, con mang được rồi ạ!


-Còn không đưa nhanh đi !


Sư phụ giật tay nải trên vai đồ đệ,rồi nói tiếp:


- Đồ đệ , ngươi đi trước đi, ta đi phía sau ngươi.


Trong lòng người đệ tử nghi hoặc cực độ.
Đang đi trên đường, bỗng gặp một cái ao, trong ao có rất nhiều kiến đang bị vây khốn trong nước,một số đang giãy giụa, một số bị chết đuối. Đồ đệ lại nghĩ:" Chao ôi! Chúng sanh nhiều như thế, ta làm sao có thể độ hết chứ? Độ không được rồi, thôi thôi sau này ta chỉ làm một người Tiểu thừa, tự độ mình trước thôi". Tâm niệm của đồ đệ vừa động, sư phụ lập tức biết ngay, liền quát to một tiếng:


- Đứng lại! Hãy mang tay nải, ra đi phía sau ta.


Câu chuyện này thuyết minh về việc, một người có tâm lượng rộng lớn, sẽ có thành tựu rộng lớn. Bồ Tát phát tâm bồ đề" trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh an lạc, rất xứng đáng được ca tụng. Cho nên ngay cả vị sư phụ chứng quả A la hán đối với người đệ tử có phát tâm Bồ Tát cũng phải tôn kính ba phần.


Vì thế, trong lúc thường ngày chúng ta khởi ý niệm gì , cũng nên nghĩ đến lợi ích của người khác, nghĩ đến niềm vui của người khác. Thường hay giúp đỡ người khác chính là Bồ Tát hóa thân.


                  - Nguồn sách : Quán Tự Tại - Đại sư Tinh Vân -