TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

HAM MUỐN NHIỀU PHIỀN NÃO NHIỀU

2018-11-09 08:49:43

Trong địa ngục, vua Diêm La đang xét hỏi một người khi còn sống đã làm rất nhiều việc thiện:

- Này ông kia, ông ở nhân gian thích làm việc thiện, sửa đường, xây cầu, giúp đỡ người bị thiên tai, xây dựng chùa chiền, gieo trong không ita công đức, giờ ông có thể trở lại nhân gian làm người. Này ông, người trên thế gian có trăm ngàn hạng người, ông muốn làm hạng người nào, hoặc giả ông có ước muốn gì, đừng ngại cứ nói với ta !

Người kia thưa:

- Thưa Diêm Vương! Tôi muốn làm một viên quan lớn, có gia tài kếch sù, có vợ đẹp con xinh, có ruộng tốt vạn mẫu; con cái của tôi đều thôngminh lanh lợi, dung mạo và phẩm chất đạo đức ngay thẳng..."

Diêm La Vương nói:

- Theo những gì ngươi muốn, nếu là ta, dứt khoát không thèm làm, dứt khoát không làm người trên trần gian.

Dục vọng của con người ngày càng nhiều thì phiền não sẽ càng vô cùng tận. Nếu như cõi Ta bà này thật sự việc đều như ý, thì sao ngay cả Diêm La Vương cũng không thèm làm, thậm chí Phật Tổ cũng không muốn làm, đời đời kiếp kiếp, thường làm một người " mọi việc đều như ý", không phải tốt hơn ư?

Trong câu chuyện trên, lòng ham muốn của người làm nhiều việc thiện nọ, phản ánh tâm lý của một số người vì mong muốn mọi việc đều như ý, nên nảy sinh ra nhiều dục vọng, sau cùng bị ngũ ác cầm tù trong ngũ dục thế gian. Vì thế, trong kinh Di giáo nói rõ cái hại của sự đa dục rằng: Người đa dục, vì tham muốn điều lợi nên khổ não càng nhiều. Sống một đời quá giàu sang và quá xa xỉ rất dễ khiến con người ta đánh mất đi ý chí chiến đấu của bản thân. Sống trong cảnh lúc nào cũng nghi nghi ngờ ngờ tứ phía đều là quân địch thì còn gì là thú vị chứ? Chẳng thà bình thản tiếp nhận mọi hình thức khiêu chiến của cuộc đời, trong hoàn cảnh khó khăn, thất bại, thử thách mà tôi luyện bản thân.

Hình ảnh mẹ Terasa bên cạnh các bé mồ côi

Tứ nữ Têrêsa là người mà suốt cuộc đời của bà trải qua trong sự nghèo khổ. Hoàn cảnh khó khăn đó đã hun đúc cho bà có một sức mạnh nội tại và một tấm lòng từ bi với chúng sanh. Mọi người thường coi sự nghèo khổ như chiếc giày rách, đâu biết rằng cái nghèo sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát huy sự tôn nghiêm của bản chất con người mà trong cảnh giàu sang, phú quý sẽ rất khó để chúng ta khai quật toàn bộ sức mạnh của bản thân mình. Hãy thử để bản thân chịu đựng sự nghèo khổ, tiếp nhận những điều bất ý của nhân gian, chúng ta sẽ khám phá ra rằng cầu vồng bảy sắc trong tâm của chúng ta không lúc nào là không rạng rỡ.

( Nguồn sách; Quán Tự Tại- Đại sư TINH VÂN )