TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Bệnh sâu răng là gì

2017-11-22 07:18:46

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng hay chính là quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng gây ra tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng từ đó hình thành lỗ sâu răng. Răng bị sâu khác với các bộ phận khác trong cơ thể khi bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi mà phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.

Hình minh họa: Giải phẫu răng thường và răng sâu

Vi khuẩn gây bệnh thường bám và hoạt động ở các mảng bám răng, cao răng, cặn thực phẩm. Chúng phân hủy chất đường và một thành phần có trong nước bọt tạo thành acid lactic, các enzym phân hủy các liên kết hữu cơ và vô cơ ở trên răng, tiêu hủy canxin, fluor giúp bảo vệ răng hình thành các ổ khuẩn màu trắng đục như nước vo gạo để bắt đầu quá trình sâu men răng.
Những ổ khuẩn trắng đục này thường ít khi bị phát hiện nên khi đã bị sâu mà chúng ta vẫn nghĩ rằng chưa sâu nên không chữa trị. Vì thế, bệnh sẽ âm thầm tiếp tục tiến triển, lỗ sâu bắt đầu hình thành, ban đầu khá nông và có màu nhạt, có ít mùn ngà. Nhưng theo thời gian, lỗ sâu sẽ rộng hơn, đi về hướng tủy, lượng mùn ngà nhiều hơn và có màu sẫm hơn. Giai đoạn sâu ngà đã được hình thành (từ nông đến sâu).

Sâu răng phá thủng được hết lớp ngà răng sẽ tiếp tục xâm nhập tủy răng, gây nên triệu chứng viêm. Sau một thời gian, vi khuẩn lan xuống làm viêm tủy nặng dẫn tới chết tủy và lan tới cuống gây viêm cuống. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng ban đầu xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm rồi sau đó có thể to hết toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn.

Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh sâu răng người bệnh còn có thể xuất hiện bệnh viêm lợi, hơi thở có mùi hôi, chảy máu chân răng...