TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

SỰ CỐNG HIẾN CỦA LOÀI BÒ

2018-11-20 06:59:34

Con người và loài bò có mối quan hệ rất mật thiết. Bò gây ấn tượng cho con người về tính cố chấp, ngu đần của nó, nên người ta mới dùng câu " lì như bò", " ngu như bò" để hình dung một người có tính khí không tốt và không khôn khéo. Thật ra, loài bò không hề ngốc, công lao của nó đối với con người cũng không thể kể xiết. Nhất là thời đại nông nghiệp ngày trước, trọn cả cuộc đời bò làm việc, kéo xe, kéo cối xay, cày ruộng... cho con người. Không những cống hiến sức lực mà ngay cả khi chết, thịt da của nó cũng đều cống hiến nốt.

 

Cuộc đời của chúng ta cũng có sự liên hệ rất gắn bó với loài bò. Lúc nhỏ thì chúng ta uống sữa bò, ăn cơm thì ăn cơm với thịt bò, mang giày dép cũng mang giày dép chế găng tay da bò, đội mũ cũng là đội mũ da bò, ngay cả tính cách cũng được gọi là " lì như bò ".

 

Tính của bò chịu cực chịu khổ, một đời chỉ biết cho đi không bao giờ mong nhận lại, có sức nhẫn nại, không than thân trách phận. Đó là điều mà con người nên chấp nhận và tham khảo. Chúng ta làm người, thường ngày cần phải suy tư điều này: Bò có thể vắt ra bao nhiêu là sữa, còn mình có thể vắt ra bao nhiêu hạt từ bi, nói bao nhiêu lời ái ngữ, có bao nhiêu tư tưởng làm lợi ích cho mọi người? Khi chúng ta làm việc , hãy suy nghĩ rằng: Bò suốt đời kéo xe, kéo cối xay, cày ruộng... còn bản thân mình có thể dâng hiến bao nhiêu sức lực để phục vụ xã hội, có bao nhiêu công đức, nhân cách, thành tích học tập để lại cho cuộc đời?

 

Con người thường cho rằng mình là động vật cao quý, đáng tự hào nên hành xử theo kiểu không coi ai ra gì, tự cho mình cái quyền là luôn luôn đúng , không chịu quan sát để thấy rằng trong thế giới tự nhiên rộng lớn này, còn rất nhiều sinh vật có trí tuệ và tinh thần hơn hẳn con người, xứng đáng để chúng ta thật lòng thọ giáo.

 

Hãy buông bỏ tự ngã xuống mà xem sự kiên nghị của những cọng cỏ, sức nhẫn nại của những đóa hoa, tính mẫn cảm với đại địa của côn trùng, sự không chấp trước của mây, sự không tự ti của con ốc nhỏ, sự từ bi của ánh trăng rải khắp nhân gian, sự bất động kiên định của núi sông, sự thảnh thơi của chiếc lá rơi, sự chuyển động vi diệu của hành tinh, quy luật lạnh nóng của năm tháng.. sau khi mở rộng tầm mắt mới biết rằng mình không đáng kể chi, làm sao có thể không làm cho đời mình phong phú hơn, không yêu mến sinh mạng mình thêm hơn nữa?

 

- Nguồn sách : Quán Tự Tại - Đại sư Tinh Vân -