TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Chữa ho, hen suyễn bằng vị thuốc mã đâu linh

2017-12-12 04:27:19

Theo Đông y

Mã đậu linh có vị đắng, cay tính hàn. Vào kinh Phế, Đại trường.

Chủ trị

  • Thanh phế giáng khí, hóa đàm cầm ho. Dùng trị ho suyễn phế nhiệt, trong đàm kèm máu, khạc máu, mất tiếng, trĩ lậu sưng đau.
  • Thanh phế giáng khí, có cầm ho bình suyễn, thanh trường tiêu trĩ. Dùng trị phế nhiệt ho suyễn, phối hợp Tang bạch bì, Bối mẫu. Cũng có dùng trị ho suyễn phế âm hư có nhiệt, có thể phối hợp với A giao.
  • Chủ Phế khí thượng cấp, ngồi nghỉ không được, ho nghịch liền liền (Dược tính luận).
  • Trị trĩ lậu lở lóet, dùng thuốc bỏ vào trong bình, đốt xông chổ bệnh (Nhật Hoa tử bản thảo).
  • Chủ phế nhiệt ho, đàm kết suyễn xúc, huyết trĩ lậu sang (Khai bảo bản thảo).
  • Lợi tiểu tiện. Chủ phế nhiệt, an phế khí, bổ phế (Trân châu nang).
  • Trị phế trung thấp nhiệt, âm thanh không rõ, đàm suyễn ho. Trẻ con ban sơi hãm vào trong, suyễn đầy tiếng ngầm nên gia dùng vậy (Bản thảo cầu nguyên).
  • Trị khạc huyết (Hiện đại thực dụng Trung dược).

Liều dùng

Sắc uống 3 ~ 10g. Dùng ngòai lượng thích hợp, sắc thang xông rửa. Thường dùng sống, người Phế hư ho lâu dùng chích.

Thành phần hóa học: Quả và hạt hàm chứa Aristolochic acid, Aristolochinic acid, Magnoflorine, Debilic acid v.v… (Trung dược đại từ điển).

Hình minh họa: Vị thuốc Mã đậu linh chữa ho, hen suyễn

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Mã đậu linh

  1. Trị bụng nước lâu ngày như cái trống lớn:

Nấu nước Mã đâu linh uống vậy. (Thiên kim phương)

  1. Trị tâm thống:

Mã đâu lớn 1 quả, đốt tồn tính trên đèn, nghiền nhỏ, uống với rượu ấm. (Trích nguyên phương)

  1. Trị trẻ con phế hư, thở to suyễn gấp:

A giao 1 luợng 5 chỉ (sao cám), Thử niêm tử (sao thơm), Cam thảo (Chích) mỗi vị 2,5 chỉ, Mã đâu linh 5 chỉ, Hạnh nhân 7 cái (bỏ vỏ, nhọn), gạo nếp 1 lượng (sao). Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1,2 chỉ, nước 1 chén , sắc còn 6 phân, uống ấm sau bửa ăn. (Giản yếu tế chúng phương)

  1. Trị phế khí ho suyễn:

Mã đâu linh (chỉ dùng mặt trong, bỏ vỏ, bơ nửa lượng, đổ vào chén trộn hòa đều, lửa nhỏ sao khô), Cam thảo 1 lượng (chích). 2 vị nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1chỉ, nước 1 chén, sắc còn 6 phân, nhắp uống ấm, hoặc dùng thuốc bột ngậm nuốt nước cũng được. (Tiểu nhi dược chứng trực quyết – A giao tán)

  1. Chữa chứng ho ra máu, thuộc chứng Phế âm hư:

A giao 60g, Mã đậu linh 20g, Ngưu bàng tử 10g, Chích thảo 10g, Hạnh nhân 6g, Gạo nếp sao 40g. Các vị tán mịn, mỗi lần uống 8g, hoặc sắc uống. Tác dụng: Dưỡng âm bổ Phế, chỉ khái huyết. (Bổ Phế A Giao Thang)

  1. Phế nhiệt biểu hiện như ho, hen nhiều đờm vàng:

Mã đậu linh 12g, Tỳ bà diệp 12g, Tiền hồ 110g, Tang bạch bì 12g, Hoàng cầm 12g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

  1. Phế hư biểu hiện như ho có ít đờm hoặc đờm có máu và thở nông:

Mã đậu linh 12g, Sa sâm 12g, Mạch đông 12g, Tử uyển 12g, A giao 12g, Can thảo 6g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

  1. Chữa Phế nhiệt, ho khan, mũi chảy máu:

Tang bạch bì 12g, Mã đậu linh 12g, Cam thảo 8g, Địa cốt bì 12g, Ngạnh mễ 20g, Các vị tán bột làm hoàn hoặc có thể dùng thuốc thang theo liều lượng trên gia giảm. Tác dụng: Thanh tả Phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái. (Tả Bạch Tán gia Vị).

  1. Chữa ho Phế hư khí yếu, ho khạc ra máu:

Mã đậu linh 12g, Sa sâm 12g, Khoản đông hoa 12g, Cát cánh 12g, Tang bạch bì 12g, Ngũ Vị tử 12g, A giao 12g, Bối mẫu 12g, Ô mai 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia ba lần trong ngày. Công dụng: Ích khí, liễm Phế, chỉ khái. (Cửu Tiên Tán gia giảm).

Lưu ý: Kiêng kỵ

  • Người hư hàn ho suyễn và Tỳ yếu tiết tả cẩn thận dùng.
  • Liều lượng không nên quá lớn, để tránh gây nôn.
    Nguồn: Baithuocquanhta.com