TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Nguyên nhân bệnh trĩ theo Y học cổ truyền

2017-11-18 01:31:42

Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây nên bệnh trĩ không chỉ là do ở vùng hậu môn trực tràng gây ra mà chủ yếu là do cơ thể mất cân bằng âm dương, cộng thêm ngoại cảm, nội thương. Bao gồm các nguyên nhân sau

+ Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều, quá no hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, uống nhiều rượu; ăn nhiều thức ăn có tính kích thích như ớt, gừng, tỏi, làm cho cơ thể bị nóng, gây toát mồ hôi, khiến hậu môn bị dồn máu, đau rát.

+ Táo bón: một số người có thói quen nhịn đại tiện một thời gian lâu mới đi khi đại tiện, khiến cho phân khô cứng đi đại tiện sẽ làm rách hậu môn chảy máu.

+ Làm việc quá sức: ngồi lâu làm cho quá trình máu lưu thông không đủ, làm ruột và dạ dày bị tổn thương dẫn đến tích tụ khí huyết 

Mắc bệnh mạn tính: nếu người bệnh mắc một số bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ mãn tính, các bệnh về hô hấp ho lâu ngày dẫn đến khí huyết bị tổn thương nghiêm trọng còn khí hư tích tụ.

Bị tà khí xâm nhập: trong Kim quỹ yếu lược có ghi khi: Ruột non bị lạnh, đại tiện ra máu, bị nóng gây ra bệnh trĩ. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh nóng thất thường sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều: phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều có thể làm cho mạch máu ở tĩnh mạch không thông tạo thành các cục máu từ đó gây ra bệnh trĩ. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều tác dụng lên các mô xung quanh hậu môn gây bệnh.

+ Yếu tố tình cảm: y học cổ truyền rất coi trọng đến các trạng thái tình cảm, tinh thần của con người, do đó mới có cách nói: "vui quá có thể làm ảnh hưởng đến tim, buồn làm ảnh hưởng đến gan". Thường xuyên vui buồn thất thường, khí huyết xâm nhập vào đại tràng, tạo thành cục dễ gây ra bệnh trĩ.

Tạng phủ suy yếu: khi tạng phủ suy yếu cộng thêm nhiễm lạnh hoặc nóng trong khiến cơ thể bị tích tụ khí huyết dần tập trung ở hậu môn, từ đó dễ gây ra bệnh trĩ.

Hình minh họa: Giải phẫu các dạng bệnh trĩ

* Biện chứng của trĩ

Khi cơ thể người bệnh tích thấp nhiệt lâu ngày cũng sẽ dẫn tới trĩ. Tỳ có chức năng vận chuyển và chuyển hóa thức ăn. Tỳ giúp lưu thông dòng máu. Nếu máu thoát ra ngoài mạch là tỳ yếu. Thấp hại tỳ. Trong đó thấp chính là sự ẩm thấp mà cơ thể phải chịu đựng như liên quan đến điều kiện sinh sống làm việc trong điều kiện ẩm thấp kéo dài hay thói quen ăn nhiều chất nhờn béo. Thường xuyên lo lắng, tinh thần không vui vẻ sẽ hại tỳ.

Can có chức năng tàng huyết hay dự trữ máu – uất ức kéo dài sẽ sinh nội nhiệt – nhiệt cũng làm máu dễ chảy ra ngoài, ăn uống các chất cay nóng cũng tăng sinh nhiệt. Vì vậy cần phòng tránh thấp và nhiệt.

Việc búi trĩ hay giang môn sa ra ngoài là do khí hư, tỳ khí hư không có khả năng nâng lên. Nói đến khí không thể không nói đến phế. Phế chủ xuất nhập khí. Phế khí yếu sẽ làm cho ăn uống kém như vậy lại ảnh hưởng đến tỳ khí. Cơ thể muốn khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động điều hòa thì khí và huyết của cơ thể phải đủ và lưu thông. Khí lưu thông huyết mới lưu thông. Huyết lưu thông thì khí cũng lưu thông. Người ngồi lâu ở một tư thế, hay bị lỵ mà phải rặn nhiều sẽ làm rối loạn lưu thông khí huyết. Huyết ứ trệ, gây căng dãn mạch vùng môn. Càng ứ lâu lưu thông huyết càng kém và mạch càng dãn có thể vỡ mạch sinh chảy máu đó là trĩ xuất huyết.

Phòng bệnh trĩ là luôn giúp cho khí huyết đủ và lưu thông. Công việc phải ngồi xổm nhiều, người lao động khiêng vác nặng mệt nhọc hay thời điểm sinh đẻ, phụ nữ phải rặn nhiều đó là điều kiện thuận lợi để trĩ hình thành hay đã bị trĩ sẽ nặng thêm.