TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

VÔ LƯỢNG THỌ

2018-12-10 03:25:43

Có một số tín đồ tín ngưỡng tôn giáo chỉ để khấn nguyện và cầu mong, cầu mong được công danh phú quý, cầu tiêu tai giải nạn,cầu tăng phước thọ,cầu bảng vàng đề danh…

 

Một vị tín đồ Phật giáo nọ trong lễ chúc thọ 60 tuổi của mình,ông  thỉnh một vị Pháp sư tụng kinh để cầu tăng phúc tăng thọ. Sau khi tụng kinh xong, đến lúc cầu nguyện và chúc thọ, Pháp sư hỏi:

 

- Ông muốn tôi cầu cho ông thọ bao lâu nữa?

 

Tín đồ ngại ngùng nói:

 

- Ngài có thể cầu thêm cho con 20 năm nữa, con sống đến 80 tuổi được không ạ?

 

Pháp sư đáp:

 

- Bây giờ ông đã 60 tuổi rồi, cầu thêm 20 năm nữa, thời gian nhanh như tên bắn, chớp mắt là trôi qua, ông không cảm thấy quá ít ư?

 

Tín đồ nghe xong hớn hở thưa:

 

- Lẽ nào cầu thêm nữa cũng được ạ? Vậy thì ngài cầu cho con thêm 40 năm nữa, con sống đến 100 tuổi là được rồi.

 

- Ối trời! Ông đã 60 rồi, cầu thêm 40 năm nữa, cũng sẽ trôi qua rất nhanh thôi. Tín đồ thầm nghĩ, chẳng lẽ phải cầu đến 120 tuổi ư? Có điều cầu thêm 60 năm nữa, thời gian cũng sẽ trôi qua rất nhanh.

 

- Xin hỏi sư phụ, rốt cuộc con có thể cầu thêm bao nhiêu năm nữa thì được  ạ?

 

- Nên cầu vô lượng thọ, cầu cho sinh mạng bất tử!

 

 

Tấm thân bị thịt này của chúng ta thuộc về vật chất, sớm muộn gì cũng theo quy luật thành trụ hoại không, sanh lão bệnh tử. Vì thế, cầu thọ thì cầu cho vô lượng thọ, phải cầu cho được pháp thân huệ mạng, cầu cho được chân tâm bản tánh vĩnh hằng bất tử. Giống như Phật A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật.

 

Nếu chúng ta chỉ cầu vô lượng thọ cho thân xác này thì không phải là sự cầu nguyện rốt ráo nhất. Sống đến 120 tuổi, già nua lọm khọm, mắt mờ tai điếc, khí lực suy nhược, răng cỏ lung lay, ăn không biết ngon thì còn có ý nghĩa gì nữa chứ? Lúc ấy, người con 100 tuổi đã chết, đứa cháu 80 tuổi cũng đã chết, ngày ngày đầu bạc tiễn đầu xanh, há không thương cảm ư? Có gì mà hứng thú?

 

Cầu cho sinh mạng bất tử, vượt ra khỏi không gian và thời gian, gọi đó là Niết bàn. Cho nên nói:” Niết bàn là thọ nhất, tri túc là giàu nhất, không bịnh là quý nhất, bạn tốt là thân nhất”. Hy vọng rằng mọi người có thể trong việc tu trì, cầu cho được sự vô lượng  thọ cho pháp thân huệ mạng của mình.

 

   - Nguồn sách : Quán Tự Tại –Đại sư Tinh Vân -