TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Căn bệnh viêm loét dạ dày khó chữa và hay tái phát vì đâu?

2017-11-15 08:28:05

1. Vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn HP trong điều trị viêm loét dạ dày

Một trong những nguyên nhân chính và quan trọng, chiếm tỉ lệ cao (80 – 90%) các trường hợp viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn Hp nhờ những lông mảnh ở đầu nên có khả năng luồn sâu xuống dưới lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, từ đó chúng tiết ra những men và độc tố làm trung hòa acid dịch vị, đồng thời hủy hoại lớp niêm mạc từ đó gây nên viêm, xung huyết, trợt và loét.

Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP+ hiện nay là sự kết hợp giữa hai thuốc kháng sinh đặc hiệu với thuốc ức chế giảm tiết acid, các loại kháng sinh được sử dụng từ 7-15 ngày, còn thuốc ức chế acid dạ dày thì được chỉ định lâu hơn (2 tuần tới 1 tháng). Tuy nhiên, vấn đề đề kháng kháng sinh tại Việt Nam trong vấn đề điều trịvi khuẩn HP rất cao. Ở nước ta vấn đề quản lý kháng sinh vẫn chưa được chặt chẽ người bệnh có thể không cần đến mà tự ý mua các thuốc giảm đau để uống, phần lớn các quốc gia khác thì việc điều trị kháng sinh thông thường cần có toa chỉ định của bác sĩ.

Cách đây 10 năm những phác đồ điều trị HP thì chỉ cần phối hợp 2 kháng sinh với 1 thuốc giảm tiết axit dạ dày ngưới ta có thể diệt trừ được 90% trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên tỷ lệ đó cho đến gần đây theo số liệu cả trong Nam, miền Trung và ngoài Bắc cảu nước ta đều cho thấy với phác đồ tương tự như vậy thì chúng ta chỉ thành công được khoảng 60% mà thôi.

2. Không điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chính nhưng không phải là duy nhất gây bệnh viêm loét dạ dày. Do đó việc điều trị còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu điều trị không đúng cách, không xác định được nguyên nhân gây bệnh để điều trị cũng là một lý do khiến cho bệnh dai dẳng, khó chữa.

Trong một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày nhưng không có dấu hiệu bị viêm. Trong những trường hợp như vậy thì bệnh nhân không có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhưng nếu chúng ta không điều chỉnh những nhân tố ảnh hưởng đến bệnh như: chế độ ăn uống, sinh hoạt, căng thẳng…thì khi có những yếu tố thúc đẩy nó vào thì triệu chứng nó sẽ tài phát.

3. Chế độ sinh hoạt

Sự chủ quan trong ăn uống và sinh hoạt của người bệnh, ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu. Sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày kém chất lượng do thuốc lậu ngày tràn lan… không phải là nguyên nhân gây viêm loét nhưng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh và là làm thủ phạm khiến cho bệnh hay tái phát.

4. Ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm loét dạ dày

Để hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày, cách tốt nhất là phải giúp niêm mạc dạ dày đang bị viêm hoặc loét được phục hồi, liền sẹo một cách hoàn toàn để ngăn chặn tái phát và ngăn ngừa các biến chứng.

Để có phương pháp điều trị chuẩn xác chúng ta phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do sự lạm dụng thuốc giảm đau thì cần thiết phải dừng thuốc, nếu nguyên nhân do mắc các bệnh khác thì cần thiết phải loại trừ bệnh đi kèm, nếu nguyên nhân do vi khuẩn HP thì cần thiết phải đào thải tận gốc chúng, bao gồm cả những vi khuẩn bám sâu dưới lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời tái tạo niêm mạc dạ dày, bình thường hóa chức năng của dạ dày, hạn chế những yếu tố nguy cơ tấn công dạ dày. Trong trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc, bạn nhất thiết phải tìm giải pháp phối kết hợp kháng thể OvalgenHP cùng kháng sinh mới có thể tiệt từ tận gốc vi khuẩn Hp.

Bên cạnh đó việc thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng là một phần không kém quan trọng góp phần giúp phục hồi bệnh nhanh hơn, giảm các nguy cơ gây tái phát bệnh.

Vấn đề điều trị viêm loét dạ dày quan trọng là chúng ta không phải là điều trị triệu chứng, không phải là điều trị ngọn không mà chúng ta phải điều trị triệt căn tức là điều trị cái dốc của nó.

Nguồn: Tổng hợp