TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Các biện pháp phòng tránh bệnh dạ dày

2017-11-16 03:50:08

Bệnh dạ dày là bệnh lý về dạ dày bao gồm các bệnh trào ngược thực quản dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… bệnh gây nên các cơn đau hành hạ người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.

Hiện nay bệnh dạ dày đang trở nên phổ biến do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt thiếu điều độ, thiếu khoa học. Bệnh dạ dày có thể dễ dàng phòng tránh nếu chúng ta duy trì những thói quen sau:

  1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Chế độ ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều, hãy ăn khẩu phần vừa phải, ăn đúng giờ theo nhịp sinh học của cơ thể, tuyệt đối không được bỏ bữa để cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, hành tỏi…đồ chua: chanh, cam, dưa muối... Hạn chế các đồ kích thích rượu bia, cafe, thuốc lá vì sẽ tạo ra nhiều axit.  Không nên ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ đau dạ dày


    Hình minh họa: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh phòng chống bệnh dạ dày
  • Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày (Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày hàng đầu)
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày, không nên vừa ăn vừa làm việc, tránh tạo áp lực cho dạ dày, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Không nên vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ thôi nhé
  • Không nên ăn trước khi đi tránh tạo áp lực cho dạ dày bảo vệ dạ dày.
  • Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả. Do não đang điều khiển tập trung toàn bộ năng lượng cho việc tiêu hóa không nên phân tán sang các hoạt động khác.
  1. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng một số thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau trong thời gian dài như Aspirin, Ibuprofen… sẽ gây hại cho dạ dày. Do những thuốc này có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí khi có vết loét xuất hiện trong thời gian dài mà không có bất kì triệu chứng nào nên rất nguy hiểm. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các cơn đau như đau đầu, đau cơ, đau lưng hay thậm chí là đau bụng kinh bạn nên hạn chế dùng thuốc giảm đau nên tìm những biện pháp khác giúp giảm cơn đau.

  1. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì để phòng bệnh đau dạ dày

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, ợ nóng, chướng bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa… và nhiều bệnh khác. Vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lý để đảm bảo sức khỏe

  1. Tránh stress, căng thẳng giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày tốt hơn

Căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày lâu dần gây nên đau dạ dày. Cần có thói quen sinh hoạt phug hợp sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ hỗ trợ giảm bệnh đau dạ dày.