TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Đặc điểm sinh lý của phụ nữ từ lúc dậy thì đến lúc sinh nở

2017-11-23 10:15:58

Sinh lý của phụ nữ có nhiều chỗ không giống với nam giới như bộ phận sinh dục và sự phát triển của hai vú. Sự phát dục của nữ cũng sớm hơn nam, theo Đông y nói chung con gái trên dưới 14 tuổi, khí huyết đầy đủ thì đến tháng là hành kinh, có thể thụ thai sinh con được rồi. Trên dưới 28 tuổi thể lực mạnh mẽ đầy đủ; 35 tuổi trở đi bắt đầu suy yếu; khoảng 49 tuổi khí huyết đã kém, kinh nguyệt đã ngừng, nói chung khi ấy thường không thể sinh thẻ được nữa.

Tâm sinh lý "thất thường" của mẹ khi mang bầu con

Phụ nữ khi thụ thai, trước hết là tắt kinh. Cuối tháng thứ nhất bắt đầu có hiện tượng kén lựa những thức ăn, dạ dày không thư thái, lợm giọng, nôm ọe,… Đếm tháng thứ hai, ba hai vú bắt đầu nở to, có khi cảm thấy đau nhói, đầu vú và quầng vú đổi sắc, bụng to dần lên; cuối tháng thứ tư có thể biết thai nhi ở chỗ nao. Tháng thứ năm, thứ sáu thì các chứng phù thũng, nôm ọe dần dần mất đi, vú càng to thêm , nắm thì có thể thấy ít sữa non chảy ra, bụng dưới phình ra rõ rệt, người mẹ đã cảm thấy thai nhi cử động. Khoảnh tháng thứ 7, thứ 8 bụng phình rất to, rốn lồi, thai cử động càng mạnh thêm. Tháng thứ 9 cảm thấy thở có hơi gấp, những ngày trong tháng thấy rốn lồi thêm, thai tụt xuống, thường tiểu tiện luôn, đại tiện bí.

Khi xuất hiện dấu hiệu bắt đầu có thai, phải để ý phân biệt là có bệnh hay có thai; chớ uống thuốc bừa bãi vì sự thay đổi ấy thường phần nhiều thuốc về phạm vi sinh lý.

Nói chung sau khi sinh đẻ, các chứng trạng đều tiêu hết, mà trở lại bình thường; nếu gặp lúc vì sự biến hóa mà đưa đến sự biến hóa bệnh lý thì phải kịp thời chữa cho thích đáng.

Phụ nữ sinh đẻ là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không nên vội vàng lo sợ quá, hoặc lao động quá sức ảnh hưởng tới thai nhi. Quy luật chung là mỗi tháng một kì hành kinh, nhung cũng có khi hai tháng một lần gọi là “ tính nguyệt”, ba tháng một lần gọi là “ cư kinh”, một năm một lần gọi là “ tỵ niêm”. Cá biệt có người suốt một đời không hành kinh, đến kỳ chỉ thấy hơi mỏi lung một chút gọi là “ ám kinh”. Những phụ nữ ấy cũng có thể sinh đẻ như thường. Lại có người đã có thai rồi, mà hàng tháng vẫn hành kinh, nhưng so với khi bình thường thì ít hơn, mẹ con đều không tổn hại gì cả, gọi là “ thịnh thai”. Đây là hiện tượng riêng biệt trong sinh lý của người phụ nữ.

Nguồn "PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH PHỤ NỮ" Hội Y học cổ truyền Dân tộc TP Hải Phòng