TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Trĩ ngoại là gì - Dấu hiệu bị trĩ ngoại

2017-11-17 07:44:23

Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ khi đám rối tĩnh mạch ở hậu môn xuất hiện ở dưới đường lược do khi bị sưng phù hệ tĩnh mạch trĩ cấp tính làm cho máu tụ lại khiến máu không thể lưu thông ngược lại lên dẫn tới búi trĩ bị sa ra ngoài.

Trĩ ngoại dễ nhận biết bằng mắt thường hơn bệnh trĩ nội. Trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng gây đau đớn đột ngột và nghiêm trọng khi xuất hiện cục máu đông, ngứa quanh vùng hậu môn khi các cục máu đông tan rã làm xuất hiện vùng da thừa bên ngoài gây vướng víu đau quanh hậu môn, hay vùng da bên ngoài bị kích thích ăn mòn…

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại là chứng táo bón kinh niên hoặc tiêu chảy trầm trọng. Gây ra áp lực cho hệ tĩnh mạch tại hậu môn nên giảm sự lưu thông máu, tắc nghẽn máu và bị sưng to. Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ cao bị bệnh trĩ ngoại do áp lực từ tử cung vào tĩnh mạch. Người già cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ngoại do hệ thống tiêu hóa suy giảm chức năng, các cơ vùng hậu môn thoái hóa nên không bám chắc dễ sa ra ngoài. Bệnh trĩ ngoại xuất hiện cũng có thể do di truyền nếu bố mẹ đã từng bị thì có thể bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Hình minh họa: Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại thường không phân chia cấp độ như trĩ nội nhưng có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để biết tình hình diễn biến của bệnh:
 
- Giai đoạn 1: Các búi trĩ đã thò ra khỏi hậu môn, người bệnh còn cảm thấy hậu môn của mình có cảm giác rất ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu do lúc này dịch được tiết ra gây viêm vùng da quanh hậu môn. Khi đi đại tiện có ra máu nhưng lượng máu không ra nhiều và thất thường. Trong giai đoạn mới xuất hiện này nếu bệnh nhân cố gắng điều trị sẽ mang lại kết quả tốt và quá trình điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Giai đoạn 2: Các búi trĩ nằm thường xuyên bên ngoài của hậu môn gây đau đớn. Khi đi đại tiện lượng máu sẽ ra nhiều hơn có thể làm ướt giấy vệ sinh. Nếu không chú ý vệ sinh cẩn thận rất dễ bị viêm nhiễm.

Giai đoạn 3: Các búi tĩnh mạch phát triển làm búi trĩ lớn hơn. Khi ngồi các búi trĩ cọ sát vào quần gây đau, hiện tượng máu chảy nhiều hơn có thể dẫn tới thiếu máu. Lúc này tâm trạng bệnh nhân sẽ càng lo lắng, bồn chồn khi đi đại tiện điều này càng gia tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

- Giai đoạn 4: tới lúc này thì bệnh nhân sẽ cảm thấy rõ sức ảnh hưởng nghiêm trọng của các búi trĩ đến cuộc sống sinh hoạt của mình. Các búi trĩ có hiện tượng viêm nhiễm, hoại tử, người bệnh sẽ cảm thấy vùng hậu môn của mình không chỉ ngứa ngáy, khó chịu, mà còn có mùi hôi do dịch nhầy của búi trĩ tiết ra. Máu chảy ra búi trĩ cùng với vệ sinh kém, khiến cho vùng hậu môn trực tràng rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu bệnh nhân là nữ giới thì có khả năng viêm nhiễm phụ khoa rất lớn. 

Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ ngoại thông qua các triệu chứng khác như: khó chịu khi đi cầu, có dịch nhầy ở hậu môn, ngứa rát hậu môn, xuất hiện các cục sưng tấy ở vùng hậu môn.

Nguồn: Tổng hợp