TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

LY TRÀ ĐẦY

2018-12-05 08:22:10

Một vị học giả nọ có thành kiến sâu sắc với Phật pháp, ông mang theo tâm lý cống cao ngã mạn đến bái phỏng và luận đạo với thiền sư Nam Tuyền. Thiền sư không nói không rằng, chỉ rót trà mời ông ta uống. Trong lúc rót trà, mặc dù ly trà đã đầy , tràn ra cả ngoài mà ngài vẫn không dừng tay lại. Vị học giả nhìn một hồi, không nhịn được liền nói:

 

 - Đầy rồi, không thêm được nữa, đừng rót nữa, đừng rót nữa.

 

Nam Tuyền thiền sư nhẹ nhàng nói:

 

 - Trong bụng của ông cũng đã đầy tràn mọi thứ, Phật pháp của tôi không thể rót vào nữa.

 

Vị học giả này bị câu nói của Thiền sư làm cho chấn động, chỉ một câu nói đó thôi đã vạch rõ toàn bộ sự tự mãn kiêu ngạo của đối phương.

 

 

Ông học giả dùng sự cống cao ngã mạn để luận đạo, không có niềm tin vào Phật pháp. Nam Tuyền thiền sư dùng việc rót trà vào ly đầy để làm đòn cảnh tỉnh. Điều quan trọng để cảnh tỉnh một kẻ vô tri đôi khi dùng ngàn vạn lời nói, hết lời khuyên bảo vẫn không bằng sự ẩn dụ xảo diệu như trên.

 

Nghe pháp cầu đạo, như trong Thành Phật chi đạo chỉ rõ: “ Như gieo hạt giống trên đất, như vật dụng để đựng nước, phải tránh được ba lỗi”. Tâm cầu pháp cũng giống như dụng cụ chứa nước , nếu lật úp lại,không đổ nước vào được; nếu bị thủng đáy, không chứa nước được; nếu vật dụng bị bẩn thì khi đổ nước vào nước cũng sẽ bị biến chất. Cũng như gieo hạt giống, gieo ngoài đất tốt thì chim tha đi mất, trồng nơi cỏ tạp nham thì không cách chi mọc lên nổi. Lượng tri thức, kiến giải Phật pháp quá rộng dẫn đến tình trạng chậu nước bị lật úp không đổ nước vào được, gieo giống không mọc được thì cũng chỉ là việc uổng công vô ích mà thôi. Khi cảm thấy bản thân mình không có sự tiến bộ, công việc không có chi đột phá, sự nghiệp học vấn không phát triển, trước hết hãy tịnh tâm suy nghĩ, phản tỉnh một cách triệt để rằng, phải chăng là do tâm mình đã dẫy đầy thành kiến, ngã mạn và tự cao tự đại? Dùng tâm “ học giả” để cầu pháp học đạo, tự nhiên sẽ sinh ra một dạng tâm thức tâm lí chống đối thì làm sao có thể hấp thu Phật pháp, cầu mong tri thức được?

 

 Hãy tham khảo câu kệ của ngài Hám Sơn – Đức Thanh sau đây để cảnh tỉnh bản thân :” Tự đại cống cao chỉ phí sức, thông minh cái thế cũng uổng công”. Hãy làm cho tâm mình trở nên mềm mại, dùng thái độ khiêm cung , thật thà học hỏi mới có thể chắt hết cổ kim trong lòng, trời đất mặc tình ta ngao du!

 

 - Nguồn sách: Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân -