TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

LÀM VIỆC THIỆN CẦN PHẢI KỊP THỜI

2019-01-23 03:47:03

Huệ Thi từng làm Tể tướng của Lương Huệ Vương. Ông  là người học rộng và khéo hùng biện , là nhân vật đại biểu cho phái Danh gia.

 

Ông cũng đã từng cùng với các nhà lý luận như Hoàn Đoàn, Công Tôn Long… dấy khởi phong trào danh biện một thời.

 

Nhưng Huệ Thi trước khi nhậm chức tể tướng, ông từng sống trong cảnh khó khăn, nhà chỉ có 4 bức tường, áo không đủ che thân, cơm không đủ no. Lần nọ, bếp lạnh mấy ngày liên tục, bất đắc dĩ ông phải đến Lương Huệ Vương cầu xin giúp đỡ.

 

Lương nói:

 

- Vụ mùa sắp chín rồi, đợi khi nào gặt xong, ta sẽ giúp cho ngươi.

 

Huệ Thi nghe xong mắt xoe tròn, nhẫn nại thuyết phục Lương Huệ Vương rằng:

 

- Trên đường đi đến đây, thần đi qua một con sông nước lớn, có người bị ngã xuống sông. Trong lúc bị dòng nước  chảy xiết cuốn trôi đi, người đó nhìn thấy thần nên vội vàng kêu cứu. Thần vì không biết bơi nên rất lấy làm tiếc mà nói với anh ta rằng: “ Ta không biết bơi, ta sẽ cầu cứu với Đông Việt Vương giúp ông, xin ông ấy cử người giỏi bơi lội đến cứu ông”. Người bị chìm trong nước đó sắc mặt bi phẫn nói rằng: “ Ta bây giờ chỉ cần một quả bầu để bám víu là đủ giữ mạng sống rồi. Ông lại không chịu ra tay giúp đỡ, đợi ông về tìm cứu binh, e rằng ta đã bị chết đuối trong dòng nước sâu, chôn thân trong bụng cá rồi”.

 

 

Kịp thời là một khái niệm rất quan trọng, làm bất cứ việc gì cũng đều phải kịp thời. Có người muốn hiếu thuận với cha mẹ nhưng lại chờ đến khi có đủ khả năng. Có người muốn đi thăm người bạn bị bệnh nhưng lại đợi đến lúc có thời gian rỗi. Có người thật lòng muốn làm việc thiện nhưng phải chờ đến khi có đủ tiền. Nhưng, đợi đến khi có đủ khả năng thì cha mẹ có lẽ không còn nữa. Đợi đến khi có thời gian rỗi thì người bạn đó có lẽ đã khỏe mạnh rồi. Đợi đến khi mình có đủ tiền, bao nhiêu tiền mới cho là đủ đây?

 

Chúng kinh tuyển tạp thí dụ có dạy như thế này: “ Người trí suy nghĩ tài sản không thể bảo vệ lâu, thí dụ như ngôi nhà bị cháy, người có chút trí tuệ biết được thế lửa, khi lửa chưa cháy hết, đã vội vàng mang tài sản ra ngoài, nhà tuy bị thiêu rụi nhưng tài sản vẫn được bảo toàn, nhờ thế sẽ sửa sang lại nhà cửa, mở rộng sự nghiệp.Người trí trồng phứơc bố thí cũng như thế, biết thân mình luôn trong hoàn cảnh nguy hiểm, tài sản vô thường, gặp được phức điền kịp thời bố thí.. Ngừơi có trí tuệ mới có thể giác ngộ, biết thân là huyễn hóa, tài sản khó giữ, vạn vật vô thường, chỉ có phước đức là có thể nhờ cậy”.

“ Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà song thân không còn nữa”, chính là nhắc nhở mọi người hiếu thuận cần phải kịp thời. Không chỉ việc hiếu thuận mới phải như thế, mà bất cứ việc gì ở đời, tất cả đều phải kịp thời. Không nắm đúng thời điểm, khi cơ hội trôi qua dù có thất vọng thế nào đi nữa cũng chỉ là việc vô ích mà thôi.

 

( Nguồn sách: Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân )