TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

KHO BÁU BÊN TRONG

2018-09-10 02:59:11

Thiền sư Đơn Hà Nhiên đời Đường, vốn là một học trò đang trên đường lên kinh ứng thí trạng nguyên. Giữa đường gặp một vị xuất gia hỏi rằng:
- Thi làm quan sao bằng thi làm Phật?
Ngài hỏi lại:
- Đến nơi nào để thi làm Phật!
- Mã Tổ Đại sư ở Giang Tây là một nơi tốt!
Đơn Hà quyết định từ bỏ chí nguyện lên kinh ứng thí, vội đi tham kiến Mã Tổ. Vừa gặp Mã Tổ ngài liền dùng tay vỗ vào đầu, biểu thị muốn xuống tóc xuất gia.
Thiền sư Mã Tổ nói:
- Cơ duyên của ngươi không ở chỗ ta, mà ở chỗ của thiền sư Thạch Đầu.
Đơn Hà vội đi tham kiến thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên. Thiền sư vừa thấy ngài liền bảo ngài đi lao động.
Ngày nọ, thiền sư Thạch Chúng bảo đại chúng đến trước phòng nhổ cỏ. Đơn HÀ mang một chậu nước gội đầu, cầm một con dao cạo tóc đến trước mặt thiền sư. Thiền sư Thạch Đầu hiểu ý liền cho xuống tóc xuất gia.
Vào một ngày mùa đông gía buốt, tuyết rơi dày đặc, thiền sư Đơn Hà đem tượng La Hán trong Phật điện ra đốt để sưởi ấm. VỊ Sư giữ gìn trật tự thấy thế, nổi giận trách mắng:
- Tại sao ông lại đem tượng Phật ra đốt hả?
- Vì muốn tìm Xá Lợi!
- Nói tầm bậy, đây là tượng gỗ bằng gỗ điêu khắc làm sao có xá lợi được?
- Đã không có xá lợi thì có ích lợi gì chứ? Mang thêm vài tượng nữa đốt xem thử đi!
Vị sư giữ gìn Phật tượng cho rằng Phật tượng không có xá lợi, thiền sư Đơn Hà đốt Phật tượng cho rằng có xá lợi, vậy ai mới thật sự đúng đây?


Có người cho rằng Phật giáo là tôn giáo sùng bái ngẫu tượng, kì thật không phải như thế. Ngẫu tượng đối với chúng ta hoàn toàn không phải là không có quan hệ gì. ví dụ như lá cờ quốc gia, biết bao nhiêu người đã hi sinh tính mạng vì bảo vệ quốc kỳ? Bạn có thể nói rằng, đó chỉ là một tấm vải thôi, sao phải khổ như thế! Nhưng mà quốc kỳ lại là tượng trưng cho tinh thần của một quốc gia. Giá trị của vật chất hoàn toàn không giống với ý nghĩa tinh thần bên trong của nó. Tượng Phật bằng gỗ điêu khắc hay là được đúc bằng đồng, đối với Phật giáo đồ mà nói, không phải chỉ nhìn mặt vật chất hữu hình bên ngoài , mà là Phật tánh thanh tịnh được biểu hiện bên trong nội tâm; không câu nệ vào mặt hình thức biểu hiện bên ngoài mà là nhấn mạnh đến ý niệm tượng trưng về mặt tinh thần để chúng ta thực hành, học tập và noi theo cho tâm hồn của mình có được niềm hy vọng và sự an định.
Đối với các bậc cổ đức thánh hiền, chúng ta cũng nên xây dựng ý thức về hình tượng, thấy những bậc hiền muốn bằng họ, đào luyện bản thân, thông qua phương pháp học tập và bắt chước thăm dò trực tiếp vào Phật tánh của nội tâm để khai quật kho tàng quý báu bên trong nội tâm của chúng ta.
( Nguồn sách : Quán Tự Tại - Đại Sư TINH VÂN )