TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

ĐỜI LÀ BỂ KHỔ

2018-12-12 04:04:13

Có một đôi vợ chồng già nọ rất khát khao được nghe Phật pháp, đáng tiếc là địa phương nơi họ cư trú thì lại quá hẻo lánh, từ trước đến giờ không có vị sư nào đến hoằng pháp cả.

 

Cuối cùng cũng có vị xuất gia đi ngang qua nơi ấy, đôi vợ chồng già nọ vô cùng hoan hỷ, khẩn thỉnh pháp sư khai đàn giảng pháp chohọ. Điều đáng tiếc là vị pháp sư đó năng lực còn non kém, đối với kinh điển giáo nghĩa chưa hiểu rõ, càng không biết thuyết pháp là như thế nào, nhưng lại khó mà từ chối được, nên cũng đành miễn cưỡng lên ngồi vào nơi bảo tòa mà hai vợ chồng gìa đã chuẩn bị sẵn.

 

Vị pháp sư này vốn đã bị lóng nga lóng ngóng rồi, khi ngồi trên bảo tòa, nhìn thấy hai vị chồng già cung cung kính kính quỳ phía dưới, thì toàn thân ướt đẫm mồ hôi, như ngồi trên đống kim châm, bất giác than thở:

 

-Trời ơi, khổ quá.

 

Hai ông bà nghe vị pháp sư trẻ tuổi khai thị thẳng vào trọng tâm như thế, liền liên tục tán thán:

 

- Pháp sư nói đúng, đời người thật là khổ, khi tuổi về già khí huyết suy giảm, lại chẳng có con cái nuôi dưỡng, không có tài sản, không biết phải nhờ cậy ai đây? Thật là khổ quá!

 

Pháp sư nhìn thấy hai vợ chồng già thành tâm cúi đầu lạy lia lịa, thì càng ấp úng:

 

-Trời ạ, thật là khổ!

 

 

 

Hai người già nghe xong, lại thêm cảm khái:

 

- Thật là khổ! Làm người ở đời, ngày ngày bận rộn, vất vả khổ sở, đến khi già rồi, bệnh tử bức bách, thật đúng là khổ!

 

Đến lúc này, pháp sư không dám chần chừ nữa, liền lặng lẽ rút lui. Hai ông bà già hồi lâu không nghe tiếng pháp sư nói, ngẩng đầu lên nhìn, thì trên bảo tòa trống không, chẳng thấy bóng người đâu hết, họ cho rằng nhất định là Bồ Tát từ bi linh hiển chỉ dạy cho họ. Từ đó, họ ghi nhớ trong lòng “ đời là bể khổ” mà phát nguyện hành thiện giúp người, hăng say làm việc công ích. Trong lúc hằng ngày phát tâm như thế, hai vợ chồng dần dần cảm nhận được rằng cuộc đời hoàn toàn không phải chỉ là khổ, mà còn là sự hy vọng vô cùng tận. Họ thể hội được rằng, lòng từ bi chất chứa rất nhiều niềm vui và an lạc, mà khổ thật ra chính là cánh cửa tăng thượng  duyên để vào đạo.

 

Nhận chân sự thật nhân sinh là khổ,nhìn rõ cảnh vật trên thế gian đều là hư huyễn không thật, do thế mà phát sanh tâm đạo, tinh tấn tu thân dưỡng tánh, ngay khi nhân cách được trọn vẹn, tự mình sẽ thể hội được sự an nhiên tự tại rất khó có được của sinh mạng.

 

             - Nguồn sách : Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân -