TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

Tại sao trẻ lại sốt cao sau khi đi tiêm phòng

2017-11-29 02:48:40

Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi có sự xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, tác nhân lạ đi vào máu… và đặc trưng bởi sự gia tăng thân nhiệt. Khi sốt cao từ 38,9oC trở lên, quá trình dẫn truyền thần kinh trong não rất dễ bị ảnh hưởng và làm xuất hiện các cơn co giật, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Sau khi tiêm phòng khoảng một vài giờ hoặc một vài ngày, trẻ có thể bị sốt. Bởi vacxin là một chế phẩm có tính kháng nguyên, khi tiêm vào cơ thể người thì nó cũng được coi là một yếu tố lạ xâm nhập.

Một số biểu hiện thường gặp như: trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39oC, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, quấy khóc, đôi khi trẻ sẽ bỏ ăn, bỏ bú hoặc không ngủ vì nhức đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ sốt cao kèm theo co giật có thể xuất hiện sau khi tiêm một số loại vacxin như:

- Vacxin phòng ngừa 3 trong 1: quai bị - sởi – rubella (MMR) hoặc 4 trong 1 như quai bị - sởi – rubella - thủy đậu (MMRV): cơn sốt cao co giật thường xảy ra vào khoảng thời gian từ 5 tới 15 ngày sau mũi đầu.

- Vacxin cúm bất hoạt (IIV) như là vacxin cộng hợp phế cầu khuẩn (PVC13); vacxin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván (DtaP). Một số ít các trường hợp có cơn sốt cao co giật trong vòng 24 giờ sau khi tiêm.

SỐT CAO CO GIẬT SAU TIÊM VACCINE CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thông thường trong một cơn co giật do sốt cao, một đứa trẻ sẽ mất ý thức và cả hai cánh tay và chân bị co cứng, giật mà không kiểm soát được. Nếu trẻ bị sốt cao co giật toàn thân kéo dài hơn 10 phút hoặc co giật tái xuất hiện trong vòng 24 giờ, thì có khoảng 10 phần trăm số trường hợp sẽ có nguy cơ cao "phát triển thành BỆNH ĐỘNG KINH" so với những đứa trẻ không có co giật do sốt.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, co giật do "sốt kéo dài" có thể làm tổn thương vùng hippocampus, một cấu trúc não đóng một vai trò trong bộ nhớ và học tập có liên quan với "bệnh động kinh thùy thái dương (TLE)", gây ảnh hưởng một phần đến khả năng ghi nhớ, nhận thức và tư duy trí tuệ của trẻ.

Trường hợp được khẳng định là động kinh nếu trong điện não đồ có "sóng điện kịch phát bất thường" hoặc "cơn co giật tái phát nhiều lần mà không bị kích hoạt do sốt".

BỆNH ĐỘNG KINH DO TÉ ĐẬP ĐẦU ???

Một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. Lý do vì sao lại đột nhiên phát bệnh động kinh? Đừng nói bệnh tự dưng sinh ra. Trên đời này không có gì tự dưng sinh ra. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nếu không do vaccine thì là do gì? Do té ngã chăng?

Phải là cú té ngã đập đầu (kiểu tông xe) chảy máu hay nứt sọ hoặc chụp phim thấy tụ máu trong thì mới gây ra bệnh động kinh. Lực nhẹ thì không thể gây ra được. Trẻ em té ngã là chuyện bình thường. Tập đi tập đứng ... tất cả là một phần quá trình phát triển của tạo hóa tự nhiên. Nếu trẻ em té ngã do tập đi tập đứng mà bị động kinh dễ thế thì nhân loại động kinh hết rồi, tuyệt chủng lâu rồi.

Cha ông hay có câu "trẻ em té ngã thường có mụ đỡ nên không sao". Thực chất theo khoa học là do hộp sọ của trẻ nhỏ còn mềm nên khi ngã không thể tác động đc lực mạnh ảnh hưởng đến não. Nếu có ảnh hưởng đến não hay xảy ra vấn đề gì đã xảy ra trong vòng 48h. Chưa nói đến lực hút trái đất lên một cơ thể có trọng lượng xấp xỉ vài kg với khoảng cách chưa đến 1m thì ... có lăn từ trên giường hay võng xuống đất cũng chẳng sao hết. Huống hồ em bé này chỉ là ngồi rồi ngã ra sau. Lực tác động rất nhẹ. Vậy nên nguyên nhân động kinh do té đập đầu là không thể xảy ra. Bé bú mẹ hoàn toàn nên nguyên nhân nhiễm độc từ nguồn thực phẩm cũng được loại trừ. Chỉ còn nguyên nhân duy nhất là "do vaccine".

(Nguồn tổng hợp trên fabook THUẬN TỰ NHIÊN)