TÔN VINH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. GIỮ GÌN BẢN SẮC ĐÔNG PHƯƠNG.

Hotline hỗ trợ: 0916192199

Đăng nhập bên dưới để thanh toán tiện lợi hơn

QUAN THẾ ÂM KHÔNG CHỊU ĐI

2018-12-03 10:09:20

Đời Hậu Lương thời Ngũ Đại năm Trinh Minh thứ 2, hòa thượng Huệ Ngạc người Nhật Bản thỉnh được một tôn tượng đức Quán Thế Âm ở Ngũ Đài Sơn tỉnh Sơn Tây, muốn chở thuyền đưa về nước mình. Khi đi qua quần đảo Chu Sơn tỉnh Triết Giang, chính là vùng phụ cận của núi Phổ Đà ngày nay, trên mặt biển bỗng xuất hiện ra một đóa sen sắt khiến cho thuyền không thể ra biển được, tình trạng này xuất hiện mấy lần như thế. Hòa thượng Huệ Ngạc trong lòng nghĩ, tôn tượng Quán Âm này có lẽ không có duyên với Nhật Bản. Liền đó, Ngài kiến lập một viện Quán Âm ở núi Phổ Đà để phụng thờ và đặt tôn tượng này tên là “ Quán Thế Âm không chịu đi”.

 

Trong Phổ Đà chí chép rằng:” Thấy Đại Sĩ linh hiển, muốn đưa về nước mình, trên biển mọc đóa sen sắt, thuyền không thể đi,… do thế mà có tên”. Đồng thời câu này cũng được trích dẫn trong quyển Định Hải huyện chí thời vua Khang Hi nhà Thanh. Quần đảo Chu Sơn từ đó được mĩ danh là Liên Hoa Dương, rồi Phổ Đà Sơn từ đó cũng trở thành một trong những thánh địa Phật giáo.

 

 

Tại Phật Quang Sơn cũng xảy ra một chuyện tương tự như thế. Lý do Điện Địa Tạng được xây ở cửa lên núi cũng là một câu chuyện kì lạ.Mười năm trước , một người  ở địa phương khác xây chùa, muốn cúng dường một pho tượng Địa Tạng Bồ Tát , nên thuê một chiến xe tải lớn đến Cao Hùng để  chở tượng về, khi đi ngang qua Phật Quang Sơn , tượng Bồ Tát Địa Tạng bỗng nhiên rơi từ trên xe xuống. tôi thầm nghĩ:” Chẳng lẽ ngài không muốn đi ư?”, nên tôi liền xây một tòa Địa Tạng Điện ngay chỗ đó, đoạn kì ngộ này cũng có thể gọi là “ Địa Tạng Vương không chịu đi “cũng được!

 

 Trong xã hội, nhiều cơ quan đoàn thể, công ty, xí nghiệp có tỉ lệ thuyên chuyển nhân viên rất là lớn, nơi nào không vừa ý thì liền đổi chỗ, thậm chí còn xuất hiện kỷ lục: 1 năm đổi 12 chủ. Phật giáo thì nói về “ an trụ thân tâm “, người xưa thì nói: “ chim khôn lựa cây mà đậu, hiền thần lựa chủ mà phò, tìm được cành cây tốt, người chủ tốt thì mới có thể cống hiến suốt đời. Tìm được một công việc  tốt thì phải làm tròn bổn phận của “ một nhân viên không chịu đi”, chứ không phải như mây bay nước chảy, đôi ba tháng thì đã không biết đi về đâu.

 

Phật giáo yêu cầu người học pháp , nghe đạo cần phải “ nương theo pháp, không nương theo người”. Một vị tăng cầu đạo, nếu chỉ y theo Phật pháp, không y theo người, không y theo tình cảm, không y theo ngũ dục, kiên trì “ không chịu đi” thì khi đó vị tăng mới có đủ năng lực an trụ thân tâm, tâm của vị ấy sẽ chỉ có tương lai của công ty và trách nhiệm gánh vác , vị ấy sẽ không dễ dàng thay đổi nguyện ước ban đầu, sẽ không bị dao động bởi tâm lý người đúng mình sai và tha hồ thi thố tài năng, làm nên đại sự nghiệp. Đời của một người “ không chịu đi” xứng đáng để chúng ta tìm hiểu, suy nghĩ từ nhiều khía cạnh khác nhau.

 

 - Nguồn sách : Quán Tự Tại – Đại sư Tinh Vân -